0235.3867334

       Cùng với việc phát huy nội lực, sự đồng lòng, quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, phường Vĩnh Điện đang trở thành điểm sáng về xây dựng đô thị văn minh với 5 năm liên tục đạt chuẩn phường văn minh đô thị trên địa bàn thị xã Điện Bàn.

       Vĩnh Điện là phường trung tâm của thị xã Điện Bàn, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh và buôn bán sầm uất, lưu lượng người tập trung đông nên cũng tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh trật tự, trật tự đô thị, an toàn giao thông. Xuất phát từ những vấn đề đó, phường Vĩnh Điện đã tập trung từng bước củng cố về giải pháp, cách làm, triển khai các nhiệm vụ thiết thực tạo chuyển biến rõ nét trong công cuộc xây dựng phường văn minh.

       Với những cách làm hay, giải pháp hiệu quả, chính quyền phường đã có nhiều chỉ đạo tạo chuyển biến rõ nét tại khu dân cư. Với những khu vực tồn tại từ rất nhiều năm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường  phường đã phát huy các nguồn lực trong nhân dân tạo thành các điểm sáng trong xây dựng tuyến phố văn minh đô thị.

       Đồng thời, nhiều tuyến phố đã được phát huy nội lực chỉnh trang nâng cấp tạo nên những diện mạo mới, qua đó nâng cao ý thức chấp hành và chung tay của người dân với các việc làm thiết thực góp phần chỉnh trang đô thị như các tuyến đường Nguyễn Duy Hiệu, khối phố 4. Thời gian trước, người dân hay xả rác quanh khu vực con lươn trên tuyến đường này, tạo nên cảnh quang nhếch nhác. Các hộ kinh doanh thì lấn chiếm lòng lề đường, gây mất mỹ quan đô thị. Trước thực trạng đó, UBND phường Vĩnh Điện đã tập trung việc lắp đặt camera an ninh không chỉ khu vực này mà trên địa bàn toàn phường; những nút giao thông quan trọng; tăng cường ra quân tuần tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị…Đặc biệt, các khối phố tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực xây dựng cảnh quan khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp. Những hoạt động đó đã góp phần rất lớn, lan toả trong nhân dân, từ đó nhân dân ở các tuyến đường Trần Thị Lý, Hoàng Diệu cũng không còn tình trạng bỏ rác thải trên các con lươn nữa….Tuyến Phạm Phú Thứ hiện nay đã giảm hẳn tình trạng vứt rác thải bừa bãi, lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán…Tạo đường thông, hè thoáng cho khu vực này. Năm 2023, toàn phường có 14 tuyến phố văn minh đô thị, tăng 3 tuyến  so với năm 2022, vượt 1 tuyến so với nghị quyết Đảng uỷ phường đề ra.

        UBND phường Vĩnh Điện xác định “Xây dựng đô thị văn minh chính là nâng cao chất lượng sống cho người dân, ngoài việc tích cực của cán bộ, phải biết phát huy trách nhiệm trong chính nhân dân mới tạo ra những hiệu quả bền vững”. Mà vai trò đặc biệt quan trọng là hội viên các hội đoàn thể. Vì thế, nhiều phong trào được xây dựng và hưởng ứng sôi nổi như: đoàn thanh niên với phong trào ngày thứ 7 tình nguyện; hội liên hiệp phụ nữ với phong trào Ngày chủ nhật xanh, việc làm nhỏ công trình lớn; Tổ thu gom rác thải; UBMT phường hưởng ứng phong trào Mỗi tháng dành một ngày vì môi trường sáng, xanh, sạch đẹp, Khu dân cư bảo vệ môi trường.

       Đến nay, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị luôn được đặc biệt quan tâm, thực hiện bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, thiết thực, có sức lan tỏa rộng rãi, được nhân dân đồng thuận, ủng hộ.

       Tết đến, xuân về đường phố, kiệt ngõ phường Vĩnh Điện luôn sạch sẽ. Hầu như nhà nào cũng trồng hoa, tạo cảnh quan rất bắt mắt. Đến nay, diện mạo của phường đã thay đổi căn bản sáng, xanh và sạch. Không chỉ chú trọng đến việc tạo cảnh quang xanh, sạch đẹp, để góp phần xây dựng đô thị văn minh, các khu phố tại phường Vĩnh Điện còn quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại từng khu dân cư. Ngoài hệ thống camera giám sát tại các gia đình, UBND phường đầu tư kinh phí hơn 100 triệu đồng lắp đặt 35 mắt camera an ninh tại nhiều con ngõ, kết nối về công an phường để trích xuất, điều tra khi có sự việc bất thường hoặc khi xảy ra tình trạng mất an toàn trật tự ở tổ dân phố, khu phố. 

        Với sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ phường đến khối phố, các phong trào thi đua nhằm xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Điện đã được đẩy mạnh. Trong hơi thở nồng nàn của mùa xuân mới, mừng Đảng, mừng xuân, phường Vĩnh Điện đang bừng lên sức xuân phơi phới, tiến lên phía trước. Mừng xuân mới, nỗ lực mới, thắng lợi mới, để phường Vĩnh Điện thêm tươi thắm những mùa xuân.

Thu Hằng 

Ngày 27.3.2024, Hội LHPN thị xã tổ chức ra mắt điểm mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại thôn Bảo An, xã Điện Quang. Tiêu chí 5 có là có ngôi nhà an toàn, có sinh kế bền vững, có sức khỏe, có tri thức, có nếp sống văn hóa; tiêu chí 3 sạch là: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. 

          Đến dự có bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Phó Ban dân vận thị uỷ, Ban Thường vụ Hội LHPN thị xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 20 xã, phường, ông Hồ Minh Lý – Bí thư Đảng uỷ xã Điện Quang, bà Phan Thị Thanh Hiền – Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân xã, bà Trần Thị Kim Xuân – Phó Chủ tịch UBND xã, bà Huỳnh Thị Lắm – Phó Chủ tịch UBMT xã, Chi hội trưởng các chi hội phụ nữ và đông đảo hội viên phụ nữ chi hội Bảo An.

        Việc ra mắt mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ, hộ gia đình và cán bộ hội các cấp trong thực hiện, nâng cao kỹ năng, phát huy tính sáng tạo của chi, tổ hội và tính chủ động, tự giác của các hộ gia đình về triển khai thực hiện các tiêu chí  mô  hình, giúp các gia đình trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường nông thôn ngày càng xanh - sạch - đẹp.

         Bà Phan Thị Yến Oanh – Phó CT Hội LHPN xã Điện Quang báo cáo khái quát công tác rà soát, triển khai mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” và thông qua các quyết định thành lập mô hình, quy chế hoạt động. Trong những năm qua, Hội LHPN xã đã ra mắt 3 mô hình “Chi hội 5 không 3 sạch kiểu mẫu” và giúp 2.094 hộ đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch”. Đồng thời Hội LHPN xã đã tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã ra mắt xây dựng mô hình điểm “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại thôn Bảo An, làm việc với chi ủy – Ban nhân dân – Ban công tác mặt trận và chi hội phụ nữ thôn Bảo An thống nhất và tiến hành khảo sát các hộ gia đình trên địa bàn thôn để xây dựng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”. Cụ thể là khảo sát, đánh giá 100% hộ gia đình trong thôn về tình hình thực hiện các tiêu chí “5 có, 3 sạch”, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ, tình hình thực hiện các tiêu chí NTM của xã, các vấn đề cần quan tâm của xã để làm căn cứ xác định các hoạt động của chi Hội. Sau đó xây dựng kế hoạch hoạt động của chi hội và phát động, đăng ký thực hiện. Tổng số gia đình đạt 8 tiêu chí là 2.103 hộ chiếm 90,4%. Trong đó tiêu chí 1 (có ngôi nhà an toàn) là 2.092 hộ, tiêu chí 2 (có sinh kế bền vững) 2.063 hộ, tiêu chí 3 (có sức khỏe): 2.063 hộ, tiêu chí 4 (có tri thức): 2.072 hộ, tiêu chí 5 (có nếp sống văn hóa): 2.082 hộ. Đặc biệt tiêu chí “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) đến nay đã cơ bản đạt, đáp ứng yêu cầu của Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Số gia đình chưa đạt là 223, chiếm 9,58 %. Cụ thể: Tiêu chí 1 (có ngôi nhà an toàn): 26 hộ (Một số hộ già neo đơn nhà ở chưa đảm bảo 3 cứng, một số hộ khó khăn). Tiêu chí 2 (có sinh kế bền vững): 72 hộ (nguyên nhân: hộ nghèo, khó khăn và tuổi cao). Tiêu chí 3 (có sức khỏe): 52 hộ (nguyên nhân: già yếu, bệnh tật thường xuyên). Tiêu chí 4 (có tri thức): 41 hộ (nguyên nhân: người cao tuổi, bệnh tâm thần). Tiêu chí 5 (có nếp sống văn hóa): 32 hộ (nguyên nhân: vi phạm các TNXH).

          Bà Nguyễn Thị Nam Hải – Chủ tịch Hội LHPN thị xã và bà Đặng Thị Mơ - PCT Hội LHPN thị xã trao hoa và trao quyết định cho Ban chủ nhiệm.

          Sau khi Ban Điều hành mô hình “Phụ nữ xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch” thông qua Quy định hoạt động mô hình, các hộ gia đình đã tích cực hưởng ứng và thống nhất thực hiện tốt 8 tiêu chí “5 có, 3 sạch”. Dịp này, các hộ gia đình đã ký cam kết thực hiện mô hình. 

Huyền Chi

       Thôn Châu Sơn 2 xã Điện Tiến, được sáp nhập từ 2 thôn (thôn 4 và 5 Châu Bí). Có tổng diện tích 139 ha, gồm có 350 hộ với 1163 nhân khẩu, là 01 thôn thuần nông.

       Trong thời gian qua, Ban công tác Mặt trận thôn luôn xác định Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” là cuộc vận động thiết thực, sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng thôn Nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao. Chính vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận các văn bản hướng dẫn, kế hoạch của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận xã, Ban công tác Mặt trận thôn thường xuyên tham mưu Cấp ủy chi bộ chỉ đạo cả hệ thống chính trị ở thôn vào cuộc và triển khai thực hiện 5 nội dung trọng tâm của cuộc vận động với phương thức ngày càng đổi mới, linh hoạt và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhân dân trong thôn tích cực tham gia phát triển kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; xoá bỏ vườn tạp để xây dựng các vườn cây ăn quả, vườn kiểu mẫu đời sống của nhân dân được ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm. Hằng năm, công tác thu theo chỉ tiêu của thôn luôn đạt 100%; nhân dân ủng hộ từ 4-5 triệu đồng vào “Qũy vì người nghèo” của xã; Ban công tác Mặt trận thôn còn thường xuyên quan tâm thăm hỏi các hoàn cảnh đặc biệt, bảo trợ xã hội trong các dịp Lễ, Tết. Hiện nay, thôn không còn hộ nghèo xã hội (trừ đối tượng BTXH); tỷ lệ hộ giàu có, khá giả tăng lên đáng kể.

         Ban công tác Mặt trận thôn đã tuyên truyền vận động nhân dân tự tháo gỡ 5.000m tường rào, cổng ngõ xây dựng kiên cố, có nhiều cổng ngõ trị giá hàng chục triệu đồng; hiến trên 8.000mđất ở và vườn để mở rộng 7 tuyến giao thông nông thôn, đặc biệt là trong quá trình xây dựng tuyến đường ĐH16 bà con nhân dân tham gia đóng góp công lao động để hỗ trợ thôn, các hộ gia đình neo đơn, khó khăn di dời, xây dựng lại tường rào, cổng ngõ sau khi di dời để làm đường giao thông nông thôn. Duy trì hiệu quả phong trào “mỗi tháng dành 1 ngày vì môi trường Sáng- xanh-sạch -đẹp”, đặc biệt là vào các dịp ngày hội, ngày Lễ, trồng 40 cây cau, 1 số cây bóng mát ở các tuyến đường; trồng, và chăm sóc 3 tuyến đường hoa tạo cảnh quan môi trường thông thoáng “sáng, xanh, sạch, đẹp”. đã vận động các nguồn xã hội hoá để sửa chữa 1 sân bóng tại khu vực thôn 4 Châu Bí cũ trị giá 22 triệu đồng tạo không gian để các em thanh thiếu niên tập luyện, giao lưu. Hiện nay, nguồn quỹ khuyến học của thôn có 16 triệu đồng. Vận động nhân dân đóng góp quỹ dân phòng, tiền điện thắp sáng, tiền rác thải đạt tỷ lệ 95%; Đã triển khai lắp đặt 8 Camera an ninh góp phần đảm bảo công tác An ninh trật tự trên địa bàn thôn. Tỷ lệ gia đình văn hoá hằng năm đều đạt từ 85% trở lên; 5/5 tộc đều đạt tộc văn hoá. Thôn đạt thôn văn hoá 5 năm liền.

         Với những kết quả đạt được trong thời gian qua của Ban công tác Mặt trận thôn Châu Sơn 2 đã góp phần cùng với địa phương xây dựng thành công thôn Nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao.

                                                                                                              Mi Ni 

        Ngày 7.3, UBND xã Điện Phong tổ chức lễ công bố thôn Cẩm Đồng  đạt chuẩn “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2022. Tham dự buổi lễ, có ông Trần Hải Vân – Phó Bí thư thường trực – Chủ tịch HĐND thị xã; ông Nguyễn Đức Chơi – Thị ủy viên, Trưởng phòng kinh tế thị xã – Phó chánh văn phòng NTM thị xã, ông Hồ Minh Lý - Bí thư Đảng uỷ xã Điện Quang - nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Điện Phong, ông Lê Thành –Bí thư Đảng uỷ - Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xã, ông Dương Hiển Công – Phó Bí thư – Chủ tịch UBND xã, bà Nguyễn Thị Hạnh – Chủ tịch UBMT xã. 
 
         Ông Đặng Văn Đức - Bí thư chi bộ - Trưởng Ban phát triển NTM kiểu mẫu thôn Cẩm Đồng báo cáo quá trình XD NTM Kiểu mẫu tại thôn Cẩm Đồng. Người dân đã hiến đất, di dời tường rào, cổng ngõ để mở rộng đường giao thông, xây dựng hệ thống thoát nước mưa tại các điểm hay ngập úng, trồng cây xanh dọc các tuyến đường, đặt các biển báo cảnh báo và chỉ dẫn tại các vị trí giao thông nguy hiểm, lắp đặt 5 điểm hệ thống camera an ninh, đầu tư điện chiếu sáng các tuyến đường, sửa chữa nhà văn hóa thôn, lắp đặt toàn bộ hệ thống truyền thanh, lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao tại NVH thôn, hoàn thiện khu Tiểu công viên thôn với diện tích trên 700 m2 đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cộng đồng và thể dục thể thao của người dân, xây dựng nhà ở cho gia đình có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn, vận động người dân chỉnh trang vườn tượt, hình thành mô hình trồng cây lagim tại các cánh đồng 200 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân 55 triệu 280 ngàn đồng/người/năm.
 
 
        Tại buổi lễ, ông Trần Hải Vân – Phó Bí thư thường trực – Chủ tịch HĐND thị xã đã trao bằng công nhận thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong đạt chuẩn “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2022. Ông Nguyễn Đức Chơi – Thị ủy viên, Trưởng phòng kinh tế thị xã – Phó chánh văn phòng NTM thị xã trao tặng 10 tấn xi măng của UBND thị xã để xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương. 
         Dịp này, UBND xã Điện Phong tặng giấy khen cho 2 tập thể là Chi hội CCB và Chi đoàn thanh niên thôn, 2 cá nhân là ông Dương Huấn – Thôn trưởng và bà Huỳnh Thị Thanh Phương – Bí thư chi đoàn thôn đã có thành tích góp phần xây dựng thành công thôn NTM kiểu mẫu. 
 
                                                                                          Huyền Chi – Diệu Hà
 

       Sáng  ngày 28.2, Ủy ban nhân dân xã Điện Thọ tổ chức lễ công bố thôn Phong Thử 3 đạt chuẩn “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2022.
      Tham dự buổi lễ, có ông Phan Minh Dũng – Bí thư thị ủy Điện Bàn; ông Nguyễn Đức Chơi – Thị ủy viên, Trưởng phòng kinh tế thị xã, Trưởng Ban điều phối XD NTM thị xã; Thượng tá Phạm Viết Ánh – Phó trưởng Công an thị xã; ông Ngô Văn Hùng – Phó Trưởng Phòng TN-MT thị xã, ông Trần Viết Mai – Thị ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã; bà Phan Thị Thu Sương – Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng “Thôn NTM kiểu mẫu” xã; ông Phan Mạnh Hùng - Chủ tịch UBMT xã, đại biểu các ban, ngành, hội, đoàn thể xã, đại diện chi uỷ, Ban nhân dân, Ban công tác mặt trận 8 thôn, những người con xa quê cùng hơn 150 hộ dân thôn Phong Thử 3. 
 
        Báo cáo do ông Trần Công Mười - Bí thư chi bộ - Trưởng Ban phát triển NTM kiểu mẫu thôn Phong Thử 3 trình bày tại buổi lễ, từ các nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn khác, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, khu thể thao,... Người dân đã tự nguyện hiến đất, vật kiến trúc, góp công, góp của làm vườn tạp, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, làm đường GTNT, GTNĐ... Các mô hình sản xuất hiệu quả được nhân dân áp dụng và nhân rộng ngày càng nhiều giúp mang lại giá trị kinh tế cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 57 triệu 680 ngàn đồng/ người/ năm, cao hơn 24,84% chuẩn thôn NTM kiểu mẫu năm 2022. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 3 tỷ 728 triệu đồng trong đó vốn từ ngân sách tỉnh và thị xã 650 triệu đồng, vốn lòng ghép 2 tỷ 697 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 380 triệu đồng.
 
        Tại buổi lễ, Bí thư thị uỷ Phan Minh Dũng và Trưởng Ban điều phối XD NTM thị xã Nguyễn Đức Chơi đã trao bằng công nhận thôn Phong Thử 3, xã Điện Thọ đạt chuẩn “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2022 và trao tặng 10 tấn xi măng để xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương. UBND xã Điện Thọ tặng giấy khen cho 1 tập thể, 3 cá nhân đã có thành tích góp phần xây dựng thành công thôn NTM kiểu mẫu. Ông Phan Mạnh Hùng – Chủ tịch UBMT xã phát động thi đua trong thời gian đến.
 
Huyền Chi
 

Dù mới được chọn bổ sung vào diện mô hình điểm từ tháng 1.2015 nhưng đến nay xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn) đã cơ bản hoàn thành tất cả 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ấn tượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Những ngày này, về Điện Thắng Bắc, đi đến đâu chúng tôi cũng nghe tiếng lách cách của các loại máy móc cùng tiếng chuông báo tan ca, vào ca liên tục ở các nhà máy, xí nghiệp. Bên ngoài, những chiếc xe tải nối đuôi nhau vào ra để chở hàng đi tiêu thụ. Đã 10 năm nay, cùng với việc canh tác vài sào ruộng để đảm bảo nguồn lương thực, bà Trần Thị Phước ở thôn Viêm Tây 3 xin vào làm tại Công ty TNHH Huy Hoàng 1 chuyên sản xuất gạch tuynel. Dù là công việc thời vụ nhưng cũng giúp bà có một khoản thu nhập khá. Bà Phước nói: “Tôi làm việc ở đây chủ yếu là vào mùa nắng, chứ mùa mưa là nghỉ. Lương bình quân hàng tháng hơn 2,5 triệu đồng, nếu có tăng ca thì hơn 3 triệu đồng và luôn được đóng bảo hiểm y tế. Vì vậy, bản thân rất yên tâm khi làm tại doanh nghiệp này”. Bà Nguyễn Thị Tứ - Giám đốc Công ty TNHH Huy Hoàng 1 cho biết, đơn vị đã hoạt động từ nhiều năm nay và đang tạo công ăn việc làm cho 100 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Nhân dân thôn Bồ Mưng 1 ra quân làm giao thông nội đồng. Ảnh: VĂN SỰ
Nhân dân thôn Bồ Mưng 1 ra quân làm giao thông nội đồng. Ảnh: VĂN SỰ

Ông Nguyễn Văn Chức - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Điện Thắng Bắc cho biết, với lợi thế nằm liền kề Đà Nẵng, Hội An, dọc tuyến quốc lộ 1…, cùng với đó là sự linh hoạt, nhạy bén của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tư nên lĩnh vực công nghiệp của xã đang phát triển mạnh, trở thành ngành mũi nhọn, chiếm 48% trong cơ cấu kinh tế. Theo ông Chức, hiện toàn xã có 31 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu trên các lĩnh vực may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, nước giải khát… giải quyết việc làm ổn định cho hơn 1 nghìn lao động ở địa phương. Cạnh đó, Điện Thắng Bắc còn có 50 cơ sở tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành nghề như cơ khí, hàn gò, mộc dân dụng. Theo tính toán, đến cuối năm 2015 giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 135 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng so với năm 2010. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bứt phá đã tạo đà cho ngành thương mại - dịch vụ phát triển sôi động với quy mô, chất lượng và giá trị ngày càng tăng. Đến nay, toàn xã có hơn 250 cơ sở kinh doanh, tập trung ven quốc lộ 1, trung tâm xã, các trục đường chính đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Dự kiến, năm 2015 giá trị của ngành thương mại - dịch vụ đạt khoảng 26 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với cách đây 5 năm.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng

Theo lộ trình đặt ra, Điện Thắng Bắc sẽ hoàn thành chương trình xây dựng NTM vào cuối năm 2018. Song nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và lòng dân đồng thuận nên đến cuối tháng 8.2015 địa phương đã cơ bản hoàn tất 19 tiêu chí. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 3,17%, giảm 8,83% so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm 90%. Hàng năm, có 5/6 thôn đạt thôn văn hóa, hơn 88% số hộ được công nhận gia đình văn hóa.

Nhờ linh hoạt trong khâu quy hoạch, tiếp cận nguồn vốn nên 4 năm qua Điện Thắng Bắc đã đầu tư hơn 54 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó nhân dân đóng góp 17 tỷ đồng, còn lại chủ yếu là ngân sách nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ và lồng ghép nhiều kênh vốn. Những ngày này, nhân dân thôn Bồ Mưng 1 hăng hái ra quân tập kết cát sạn, xi măng để đổ bê tông tuyến đường giao thông nội đồng có chiều dài 400m, rộng 3m. Tổng kinh phí đầu tư hơn 302 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 55%, người dân đóng góp 45%. Bà Nguyễn Thị Hiền - cán bộ phụ trách NTM xã Điện Thắng Bắc cho biết, nhờ vận dụng nhiều cơ chế nên 5 năm qua địa phương đã bê tông hóa hơn 5km giao thông nội đồng, chiếm tỷ lệ 85%. Bên cạnh đó, xã đã cơ bản hoàn thiện việc bê tông hóa mạng lưới giao thông nông thôn với tổng chiều dài 21km, tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Theo bà Hiền, trong quá trình thi công hệ thống giao thông, toàn xã có hơn 100 hộ dân tự nguyện hiến 30 nghìn mét vuông đất ở, đất vườn, đất ruộng, tương đương số tiền 6 tỷ đồng.

Thời điểm này, Điện Thắng Bắc cũng đang tập trung thi công 3 phòng chức năng của nhà văn hóa xã và khu thể dục - thể thao, dự kiến trong tháng 9.2015 sẽ hoàn thành. Cạnh đó, địa phương còn tiến hành xây mới, nâng cấp tất cả 6 nhà sinh hoạt văn hóa thôn nhằm phục vụ tốt đời sống tinh thần của người dân. Hiện nay, các trường học trên địa bàn xã đã xây dựng khang trang, sạch đẹp và đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, trạm y tế xã cũng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Ông Nguyễn Văn Chức phấn khởi nói: “Chính việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông đã tạo được niềm tin để các doanh nghiệp chọn địa phương làm bến đỗ. Điều này đã tạo động lực cho công nghiệp, dịch vụ, thương mại bứt phá đi lên và góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng là tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành này. Đồng thời diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, minh chứng cho một chủ trương hợp lòng dân”.

NGUYỄN SỰ

Chiều ngày 28 tháng 5, đoàn cán bộ xã Cư Pui, huyện Knông Bông, Tỉnh Dăk Lăk do ông Nguyễn Văn Tâm, Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã dẫn đầu đã đến thăm quan, học tập kinh nghiệm về chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Điện Bàn.

 

 Đón tiếp đoàn có ông Lê Thân, Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, ông Đặng Hữu Lên, Phó Bí thư thị ủy, ông Cao Thanh Tấn, ủy viên Ban thường vụ Thị ủy, phó chủ tịch UBND thị ủy cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành thị ủy.

Tại buổi gặp, lãnh đạo thị xã Điện Bàn thông tin một số thành tựu về tình hình kinh tế- văn hóa, xã hội an ninh quốc phòng của thị xã Điện bàn đạt được trong thời gian qua, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thay mặt đoàn, ông Nguyễn Văn Tâm, Phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã Cư Pui bày tỏ niềm vui, phấn khởi trước sự quan tâm, đón tiếp của các đồng chí lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của thị xã Điện Bàn và mong muốn lãnh đạo thị xã Điện Bàn tiếp tục quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm tại địa phương.

Được biết, xã Cư Pui huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk là địa phương có nhiều người dân của thị xã Điện bàn đến định cư, lập nghiệp và hiện nay đời sống của bà con đã ổn định.

Dịp này, thị xã Điện Bàn đã trao tặng cho xã Cư Pui số tiền 40 triệu đồng để xây dựng một ngôi nhà đại đoàn kết cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung kết hợp với đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu là những khâu đột phá trên tiến trình xây dựng nông thôn mới mà xã Điện Hồng (thị xã Điện Bàn) thực hiện rất thành công trong 4 năm qua.

Nâng cao giá trị sản xuất

Vừa kéo chiếc xe bò chất đầy phân chuồng ra đồng, ông Nguyễn Hữu Song – người dân ở thôn Lạc Thành Tây cho biết, suốt 2 tuần qua, ngoài việc phát dọn cỏ bờ, ông còn tích cực cày phơi ải đất và tham gia nạo vét các tuyến kênh mương trọng yếu để xuống giống lúa hè thu 2015 theo đúng khung thời vụ quy định. Ông Song hồ hởi: “Mấy năm nay, nhờ các đơn vị liên quan đứng ra liên kết với doanh nghiệp sản xuất lúa giống hàng hóa nên người nông dân có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Vụ đông xuân vừa rồi, gia đình tôi làm gần 2 sào lúa giống Khang dân 18. Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng nhờ biết áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tập trung phòng trừ sâu bệnh gây hại và nguồn nước tưới dồi dào nên chừng đó diện tích cho tổng sản lượng hơn 500kg giống lúa khô. Với giá bán 7.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, tôi lãi ròng không dưới 2,5 triệu đồng, cao hơn 800 nghìn đồng so với làm thóc thịt”.

Ra quân làm giao thông nông thôn ở xã Điện Hồng.Ảnh: N.S
Ra quân làm giao thông nông thôn ở xã Điện Hồng.Ảnh: N.S

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Ngọc Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Điện Hồng cho biết, hiện mỗi vụ nông dân trên địa bàn canh tác 700ha lúa, tất cả đều chủ động nguồn nước tưới. Theo ông Ba, vụ đông xuân 2014 - 2015 năng suất lúa bình quân toàn xã đạt 65 tạ/ha, tăng 5 tạ/ha so với năm 2010 trở về trước. Đặc biệt, khoảng 4 năm gần đây, địa phương chú trọng đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp để tổ chức sản xuất mỗi năm 150 - 200ha lúa giống hàng hóa theo phương thức bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Qua đó, giúp nhà nông tăng 15 - 20% giá trị kinh tế so với làm lúa thương phẩm. Ông Ba nói: “Những năm qua, chính quyền và nhân dân Điện Hồng tích cực thực hiện công tác cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, hình thành 3 cánh đồng mẫu với diện tích hơn 100ha, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào phục vụ các khâu sản xuất nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Theo thống kê mới nhất, tính đến thời điểm này toàn xã có 31 máy cày loại lớn, 22 máy gặt đập liên hợp cùng nhiều máy móc, nông cụ khác, đảm bảo tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%”.

Những ngày qua, có mặt trên các bãi biền chuyên canh cây trồng cạn thuộc thôn Thanh An và Đa Hòa của xã Điện Hồng, đâu chúng tôi cũng thấy cán bộ cùng nhân dân địa phương hối hả kéo điện ra đồng nhằm thủy lợi hóa 40ha đất màu, phấn đấu đưa vào sử dụng ngay từ đầu vụ hè thu 2015. Được biết, tổng kinh phí thực hiện chương trình này khoảng 600 triệu đồng, do ngân sách nhà nước hỗ trợ. Không riêng gì 2 thôn vừa nêu, từ nhiều nguồn vốn huy động, thời gian qua xã Điện Hồng đã đầu tư ít nhất 4,5 tỷ đồng để thủy lợi hóa toàn bộ 350ha đất màu. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi hình thành nhiều vùng chuyên canh, luân canh các loại cây trồng cạn chủ lực cho giá trị bình quân 95 - 120 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có những mô hình trồng chuối lùn theo hướng tập trung mang lại mức thu nhập hơn 150 triệu đồng/ha/năm…

Đầu tư hạ tầng

Ông Nguyễn Hữu Tuân - Chủ tịch UBND xã Điện Hồng cho biết, đến giữa tháng 5.2015 địa phương đã thực hiện hoàn thành 16/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới gồm: quy hoạch, điện, trường học, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, an ninh trật tự, hệ thống chính trị vững mạnh. Trong 4 năm qua, tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia này là gần 106 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 25,9 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 54,9 tỷ đồng, còn lại là vốn lồng ghép, vốn tín dụng và vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp. Từ nay đến cuối năm 2015, Điện Hồng cần hơn 20 tỷ đồng để thực hiện hoàn tất 3 tiêu chí còn lại là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa để cán đích đúng hẹn.
Được biết, tỷ lệ hộ nghèo ở Điện Hồng hiện còn 4,09%, giảm 5,25% so với cách đây 5 năm. Nếu năm 2010 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 8,3 triệu đồng/năm thì nay đã tăng lên 23 triệu đồng/năm.

Trưa đứng bóng nhưng tuyến đường giao thông nông thôn Lạc Thành - Văn Ly dài 3km, rộng 5,5m vẫn tấp nập xe cộ ra vào chở các loại nông sản đi bỏ cho những chợ đầu mối. Đây là con đường vừa được bê tông hóa với tổng kinh phí thực hiện hơn 6 tỷ đồng từ nguồn vốn của thị xã Điện Bàn hỗ trợ và ngân sách xã. Trong quá trình thi công, người dân nơi đây đã tự nguyện tháo dỡ hàng loạt tường rào, cổng ngõ và hiến 10.000m2 đất mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì. Ông Nguyễn Hữu Tuân – Chủ tịch UBND xã Điện Hồng chia sẻ: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên mỗi người dân luôn ý thức được trách nhiệm của mình và mong muốn có một chút đóng góp để xây dựng hạ tầng giao thông nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, học hành của con em cũng như mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thời gian đến, chúng tôi sẽ tiến hành trồng cây xanh hai bên tuyến đường này để tạo cảnh quan xanh sạch đẹp”.

Đến nay Điện Hồng đã bê tông hóa được 49,36km đường giao thông nông thôn, chiếm tỷ lệ 85,5%. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã xây dựng hoàn thành Trung tâm Văn hóa - thể thao xã với tổng kinh phí 4,6 tỷ đồng, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công trình này bao gồm sân thể thao, khu hội trường đa năng có sức chứa 350 chỗ ngồi và các phòng chức năng khác như hành chính - tổng hợp, sách báo - thư viện, thông tin - truyền thanh cùng một số trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, 14 nhà sinh hoạt văn hóa thôn cũng đang được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, hội họp, thi đấu thể dục - thể thao của nhân dân.

Mấy chục năm qua, việc buôn bán của tiểu thương ở chợ Lạc Thành luôn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, vệ sinh môi trường và an toàn giao thông không đảm bảo. Năm 2012, từ các nguồn vốn huy động, UBND xã Điện Hồng đầu tư 1,3 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp các hạng mục chính gồm lồng chợ, dãy ki-ốt, khu thu gom rác thải, khu vệ sinh công cộng, tường rào cổng ngõ, hệ thống thoát nước, hệ thống điện và hệ thống phòng cháy chữa cháy… để tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 100 hộ kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa.

Nhân rộng mô hình thu gom rác thải
Thực hiện chủ trương của thị xã Điện Bàn về triển khai đề án thu gom và xử lý rác thải trong cộng đồng dân cư, đầu năm 2011 xã Điện Hồng chọn 3 thôn gồm Giáo Ái Nam, Giáo Ái Bắc, Hòa An làm điểm nhằm nhân rộng ra toàn xã.
Theo đó, chính quyền địa phương trích nguồn kinh phí mua hỗ trợ mỗi thôn một xe trung chuyển cùng các dụng cụ bảo hộ lao động và thành lập tổ thu gom rác thải. Chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, mô hình này đã phát huy hiệu quả, thu hút hơn 500 hộ dân đăng ký tham gia, góp phần làm cho môi trường ngày càng trong sạch. Từ thành công ấy, Điện Hồng nhanh chóng nhân rộng mô hình ra tất cả 14 thôn với ít nhất 2.500 hộ tham gia, chiếm tỷ lệ 80%. Được biết, mỗi tuần những thành viên trong tổ dịch vụ đi khắp đường làng, ngõ xóm cũng như các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn thu gom rồi tập kết về các hố chứa rác thải đã quy định để Công ty TNHH MTV Môi trường - đô thị Quảng Nam chở đi xử lý. Ngoài ra, các hội, đoàn thể ở xã cũng xây dựng hàng trăm hố bi bằng bê tông trên khắp cánh đồng để nông dân bỏ bao bì đựng phân hóa học, chai lọ chứa thuốc bảo vệ thực vật nhằm tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp...

 

Thực hiện chương trình giám sát năm 2015, ngày 07/4/2015, Ban KT - XH HĐND thị xã tổ chức làm việc với xã Điện Hồng về tình hình triển khai tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến nay. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí trong Thường trực HĐND thị xã, các thành viên Ban KT - XH, đại diện lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã, cùng đại diện lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND, Ban Quản lý xây dựng NTM xã.

Qua rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí NTM, đến thời điểm tháng 3/2015, xã Điện Hồng đã cơ bản đạt 16/19 tiêu chí theo qui định, 03 tiêu chí chưa đạt là giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất văn hóa.

alt

Qua làm việc Ban KT - XH đánh giá cao những kết quả đạt được của xã Điện Hồng trong 4 năm qua, ghi nhận những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của xã. Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2015, Ban đề nghị Đảng bộ và chính quyền xã  tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của cán bộ và nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới, tiếp tục tập trung phấn đấu thực hiện các tiêu chí chưa đạt trong năm 2015, đồng thời tích cực đầu tư, củng cố các tiêu chí chưa bền vững, đặc biệt là các tiêu chí mềm như: môi trường, văn hóa, thu nhập....

Sáng ngày 21/1, Đảng ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân, Ủy ban măt trận tổ quốc Việt Nam xã Điện Quang long trọng tổ chức lễ Công bố Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã Điện Quang đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2014. Đây là đơn vị dẫn đầu trong tốp 10 xã ở tỉnh được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014 và là đơn vị làm điểm tổ chức lễ công bố của tỉnh Quảng Nam. 

alt

           Đến dự lễ công bố, ở tỉnh Quảng Nam có đồng chí Huỳnh Khánh Toàn, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Huỳnh Tấn Đức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành của tỉnh, đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Nông Sơn, Hiệp Đức.

            Ở huyện Điện Bàn có đồng chí Lê Thân, Tỉnh Ủy viên, Bí thư Huyện ủy, đồng chí Lê Trí Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, các đồng chí trong Ban thường vụ, thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, lãnh đạo các cơ quan ban ngành, hội đoàn thể ở huyện, các đồng chí Nguyên lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn, xã Điện Quang qua các thời kỳ, đại diện Mẹ Việt Nam anh hùng cùng và đông đảo bà con nhân dân toàn xã.

            Qua 4 năm triển khai thực hiện chương trình, xã Điện Quang đã vận động nhân dân hiến hơn 17 nghìn 700 m2 đất, di dời gần 600 tường rào để mở rộng đường giao thông theo quy hoạch. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình, nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn hỗ trợ khác, Điện Quang đã thực hiện bê tông hóa gần 17 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa gần 17 km kênh mương loại 3, xây dựng mới 9km đường dây điện thủy lợi hóa đất màu. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng nông thôn được hoàn chỉnh, hệ thống điện, đường, trường, trạm đảm bảo chuẩn theo quy định, bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. 11/11 thôn có nhà sinh hoạt văn hóa. Bên cạnh đó, xã còn chú trọng xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo góp phần nâng tổng số nhà đạt chuẩn theo quy định là 94%, xã không còn nhà tạm. Xã Điện Quang còn chú trọng ưu đãi về cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, qua đó giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, nâng thu nhập người dân đạt hơn 24 triệu 300 ngàn đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3.36%. Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình trên 136 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM nông thôn mới trên 13 tỷ 200 triệu đồng, vốn lồng ghép trên 46 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 20 tỷ đồng, vốn tín dụng 26 tỷ 500 triệu đồngnhân dân đóng góp trên 31 tỷ đồng.        

Tại buổi lễ, đồng chí Huỳnh Khánh Toàn, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng phát biểu ghi nhận và biểu dương những nỗ lực Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Điện Quang và sự đóng góp của toàn thể nhân dân xã, các doanh nghiệp, hội đồng hương trong quá trình xây dựng xã Điện Quang đạt chuẩn Quốc gia về xây dựng NTM. Qua đó đồng chí mong muốn trong thời gian đến địa phương cần tiếp tục phát huy tinh truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết tiếp tục củng cố, giữ vững các tiêu chí đã đạt được. Phấn đầu xây dựng xã Điện Quang trở thành xã nông thôn mới tiên tiến tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam và cả nước trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Trí Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn đề nghị xã Điện Quang cần phát huy những thành quả đã đạt được, tập trung khai thác tốt hơn nữa tiềm năng, nguồn lực của địa phương, nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Duy trì sự ổn định và từng bước hiện đại hóa tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục liên kết, liên doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhâng cao thu nhập cho nông dân. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Đặc biệt là kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp. Để từng bước làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của địa phương. Đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân và hướng đến làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

 
alt

Dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tặng cờ thi đua và 1 tỷ đồng cho xã Điện Quang “ Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014”

 

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019216626
Hôm nay
Hôm qua
6797
7198