0235.3867334

       Xác định là đơn vị tập trung giữ chuẩn và nâng xã Nông thôn mới, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu vì vậy năm qua, Hội nông dân xã Điện Phước luôn tập trung công tác tuyên truyền, vận động để hội viên nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm đồng thời tích cực giữ vững các tiêu chí nông thôn mới và tham gia hưởng ứng thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại địa phương.

       Hiện nay, xã Điện Phước có 2.262 hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó hội viên nông dân là 1.643 hội viên, chiếm 72,63%. Trong năm qua, Hội Nông dân xã đã phối hợp với Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, tuyên truyền cho người dân nhận thức đúng về quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách của nhà nước về chương trình xây dựng NTM. Qua đó, đã làm cho cán bộ, hội viên, nông dân xác định rõ nguyên tắc và phương châm của công cuộc xây dựng NTM, đó là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Ngoài việc lồng ghép tuyên truyền trong các buổi họp dân hay hội nghị, hội thảo về nông nghiệp, Hội Nông dân xã còn trực tiếp đến thăm và tuyên truyền về xây dựng NTM ngay tại các mô hình, các hộ gia đình.

       Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên và nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất phát triển kinh tế. Phối hợp với Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn, UBND, khảo sát nhu cầu lao động, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi… cho hàng trăm lượt hội viên nông dân ở các thôn trong xã, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây trồng, con vật nuôi, tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ gia đình. Đồng thời, đã tư vấn hướng dẫn bà con nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất. Nhờ đó, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế mới, như mô hình trang trại bò 3B, mô hình cây ăn quả, mô hình trồng nấm, máy gặt đập liên hợp… mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho nông dân…

       Đồng thời, hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng NTM của địa phương, Hội nông dân xã đã vận động hội viên, nông dân đóng góp công sức, di dời tường rào cổng ngõ để xây dựng mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, chỉnh trang nhà ở… Chính từ những đóng góp đó của Hội Nông dân xã cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể chính quyền và nhân dân xã nhà, Điện Phước đã hoàn thành được 19/19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

       Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã được cán bộ và hội viên nông dân tích cực tham gia, hưởng ứng với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả; nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư kinh phí, sức lao động để phát triển trang trại, gia trại, mô hình  kinh tế hộ, nhất là trong điều kiện xã Điện Phước đang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cùng với các chính sách khuyến khích hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Tỉnh và Thị xã nên đến nay trên địa bàn xã đã có trên 10 mô hình phát triển sản xuất, trong đó 05 mô hình quy mô vừa và 6 mô hình quy mô nhỏ, điển hình là mô hình: Chăn nuôi bò BBB thương phẩm liên kết quy mô 100 con/lứa/mô hình lợi nhuận hằng năm hơn 1 tỷ đồng thu hút nhiều Cán bộ hội viên nông dân từ các địa phương đến tham quan học tập; mô hình nuôi thỏ thịt 500con/lứa; mô hình nuôi chồn hương hộ gia đình, mô hình trồng nấm bào ngư, nấm rơm tại hộ gia đình. Hỗ trợ xây dựng 01 chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò với 31 thành viên với 325 con bò lai sinh sản, bò 3B thương phẩm, 01 Tổ hợp tác Chăn nuôi heo có 3 thành viên, hiện đang tham gia chăn nuôi khoảng gần 50 con heo.

       Từ đó góp phần vào phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo; Từng bước làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Những kết quả đó đã trực tiếp tạo nên những khởi sắc của bộ mặt nông thôn đặc biệt là đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hội viên, nông dân.

       Trong thời gian đến, Hội nông dân xã Điện Phước tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Phối hợp với các ngành chuyển giao những tiến bộ KHKT trong sản xuất và trong chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất và phát triển kinh tế tăng thu  nhập kinh tế hộ gia đình… góp phần xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

Thu Hằng

        Đảng bộ, chính quyền xã Điện Tiến xác định, phát triển sản xuất nông nghiệp là trọng tâm tạo ra tiền đề để phát triển CN-TTCN và TM-DV. Với hướng đi đó, Đảng bộ, chính quyền đã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, cơ sở hạ tầng dần dần được đầu tư xây dựng... Từ đó đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày thêm khởi sắc.

        Cùng với các địa phương khác, Điện Tiến bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn thách thức như xã chưa được quy hoạch, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đời sống kinh tế người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, manh mún nhỏ lẻ, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng góp sức của nhân dân, đến cuối năm 2016 xã Điện Tiến được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, về đích trước 3 năm so với kế hoạch đề ra, được trung ương khen thưởng xã có thành tích suất sắc nhất trong phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

        Xác định nhiệm vụ duy trì, giữ chuẩn và nâng chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới, xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Điện Tiến. Nên ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng uỷ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng, giữ chuẩn xã nông thôn mới;tuyêntruyềnsâu rộng tạo được chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và nhân dân về sự cần thiết và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới.

          Từ kết quả đánh giá, UBND xã đã lập đề án xây dựng xã NTM nâng cao, Đồ án quy hoạch xã NTM, Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời xây dựng phương án chi tiết, lộ trình đầu tư thực hiện các tiêu chí, trong đó đối với các tiêu chí cần nguồn kinh phí đầu tư thì thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các tiêu chí không cần kinh phí đầu tư thì tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay thực hiện.

          Nhìn chung, từ sau khi đạt chuẩn xã nông thôn mới đến cuối năm 2023, để duy trì giữ chuẩn, nâng cao chất lượng tiêu chí và xây dựng xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nhân dân xã Điện Tiến đã hiến trên 13.000m2 đất, di dời gần 11.600m tường rào, cổng ngõ kiên cố. Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn theo quy hoạch trên địa bàn từ 2,5m-3m lên 5,5m-7,5m, với chiều dài gần 12km như tuyến đường ridep (ĐH.16); đường từ Khe nước đến cống ông Sung (ĐX.3) đường trường Mẫu giáo Xóm Trung qua xóm Bắc, chiều dài các tuyến đường có mặt đường rộng từ 3,5m-5,5m tăng thêm so với thời điểm công nhận xã nông thôn mới hơn 3,07km, xây dựng hệ thống mương thoát nước trong khu dân cư, trồng cây xanh, trồng hoa trên tất cả các trục đường thôn, xóm, 100% các tuyến đường giao thông đều có điện chiếu sáng về ban đêm. Bên cạnh đó, cùng với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình, nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa các Trường học, Nhà văn hóa - Khu thể thao các thôn trên địa bàn xã. Thực hiện đề án kiên cố hoá kênh mương, thuỷ lợi; giao thông nội đồng... góp phần đáng kể vào việc duy trì giữ chuẩn, nâng chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

          Ngoài tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân còn là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nông thôn mới, UBND xã chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh các mô hình chuyên canh, kêu gọi các doanh nghiệp, HTX liên kết bao tiêu sản phẩm; hiện nay trên địa bàn xã có 2 HTX hoạt động hiệu quả, hằng năm 2 HTX đều tổ chức liên kết các công ty trong và ngoài tỉnh, tổ chức sản xuất lúa giống, mỗi năm liên kết từ 100ha-120ha, HTX làm bà đỡ cho nhân dân mua phân, giống, thuốc trả chậm, tạo điều kiện tốt nhất cho người nông dân yên tâm sản xuất. Hội Nông dân xã Điện Tiến được UBND tỉnh công nhận sản phẩm “ Trà Cà Gai leo túi lọc” đạt sản phẩm OCOP 3*. Trong chăn nuôi, dù ảnh hưởng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng nhiều mô hình chăn nuôi bò 3B phát triển mạnh, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, mô hình nuôi gà thả vườn tận dụng phế phẩm nông nghiệp, mỗi hộ nuôi từ 300 - 500 con. Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 57,27 triệu đồng/người/năm (tăng 28,84 triệu đồng so với năm 2016, thời điểm về đích xã NTM); tỷ lệ hộ nghèo còn 0,76% (giảm 2,7% so với cuối năm 2016; từ 71 hộ xuống còn 17 hộ vào cuối năm 2023); số hộ nghèo đều thuộc hộ bảo trợ xã hội, không có khả năng thoát nghèo.

          Sự nghiệp giáo dục phát triển khá toàn diện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư đúng mức, các trường học trên địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hằng nămcó trên 95%gia đình văn hóa,4/5 thôn đạt thôn văn hóa 5 năm liền trở lên, đạt 80%, cơ sở vật chất, thiết bị y tế được đầu tư, đội ngũ y, bác sĩ được chuẩn hóa. 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế, Trạmy tếtiếp tục giữ chuẩn quốc gia về y tế.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có xảy ra điểm nóng về chính trị, không có tụ điểm phức tạp, không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội.

          Với những kết quả đạt được đó, cuối năm 2023, xã Điện Tiến duy trì giữ chuẩn được 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới; 4/5 thôn duy trì giữ chuẩn được thôn nông thôn mới kiểu mẫu, được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tổng nguồn vốn được huy động từ khi triển khai chương trình NTM đến năm 2023 là 147 tỷ 265 triệu đồng. Từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp Chương trình và các nguồn vốn khác, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế... đảm bảo chuẩn theo quy định, bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, bộ mặt nông thôn được khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

          Theo Bí thư Đảng uỷ xã Đỗ Diên và Chủ tịch UBND xã Lê Văn Sĩ, trong thời gian đến Đảng ủy - HĐND – UBND – UBMTxã tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân ra sức giữ gìn và nâng cao mức độ đạt các tiêu chí,tạo tiền đề xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025.

Huyền Chi

       Ngày 23.12, Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Điện Tiến tổ chức Lễ công bố đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao năm 2023. 
       Dự lễ có ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Nguyễn Xuân Vũ - Phó Giám đốc Sở NN - PTNT, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh; ông Trần Bá Tú - Phó Giám đốc Sở xây dựng tỉnh; ông Ngô Văn Trịnh - UV BTV, Phó Chủ tịch HĐND thị xã; ông Nguyễn Minh Hiếu - UV BTV, Phó Chủ tịch UBND thị xã; ông Phan Ngọc Hải - UV BTV, Chủ tịch UBMTTQVN thị xã; lãnh đạo các phòng ban, lãnh đạo các xã trên địa bàn thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc, huyện Hoà Vang (thành phố Đà Nẵng).
 
 
       Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn và Chủ tịch UBMTTQVN thị xã Phan Ngọc Hải đã tặng hoa chúc mừng xã Điện Tiến.
       Ông Đỗ Diên - Bí thư Đảng uỷ xã, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã thông qua diễn văn lễ công bố bày tỏ lòng biết ơn đến quý cấp lãnh đạo tỉnh, thị xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, HTX, người con sống xa quê đã quan tâm đến xây dựng NTM của xã trong những năm qua. Xã về đích trước 3 năm, được Trung ương khen thưởng xã có thành tích suất sắc nhất trong phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, đã giữ vững 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới sau 5 năm nhờ sự tập trung tăng cường lãnh đạo của Đảng ủy xã, cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách đồng bộ, người dân đồng thuận và đóng góp tích cực, sự hỗ trợ của bà con xa quê, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời cùng với hỗ trợ nguồn lực đầu tư từ Trung ương, tỉnh, thị xã, sự nỗ lực của Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và nhân dân xã Điện Tiến. 
       Báo cáo kết quả xây dựng NTM nâng cao xã Điện Tiến do Chủ tịch UBND xã Lê Văn Sĩ thông qua thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của xã trong xây dựng NTM nâng cao. Nhân dân trong xã đã hiến trên 13.000m2 đất, di dời 11.600m tường rào, cổng ngõ kiên cố, mở rộng, nâng cấp 12km các tuyến đường giao thông nông thôn, 2 HTX hoạt động hiệu quả, liên kết các công ty trong và ngoài tỉnh sản xuất lúa giống mỗi năm từ 100ha-120ha, mô hình chăn nuôi bò 3B phát triển mạnh, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con bò lai 3B, mô hình nuôi gà thả vườn mỗi hộ nuôi từ 300 - 500 con. Cuối năm 2023 thu nhập bình quân đầu người 57 triệu 27 đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,76% (đều thuộc hộ bảo trợ xã hội, không có khả năng thoát nghèo). Sự nghiệp giáo dục phát triển khá toàn diện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư đúng mức, các trường học trên địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hằng năm có trên 95% gia đình văn hóa; 4 thôn đạt thôn văn hóa 5 năm liền trở lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có xảy ra điểm nóng về chính trị, không có tụ điểm phức tạp, không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội. Tổng nguồn vốn huy động từ khi triển khai Chương trình NTM đến năm 2023 là 147,265 tỷ đồng. 
       Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Minh Hiếu biểu dương những nỗ lực của lãnh đạo và người dân xã Điện Tiến. Để xây dựng thành công NTM kiểu mẫu, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Điện Tiến phải thực hiện các giải pháp cụ thể, hành động quyết liệt để nâng cao chất lượng các tiêu chí, nâng cao đời sống Nhân dân.
 
 
       Phấn khởi trước những thành quả xã đạt được trong quá trình xây dựng NTM, phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Tín - người dân xã Điện Tiến cho rằng người dân rất vui mừng khi đã về đích xã Nông thôn mới nâng cao, hoàn thành 19 tiêu chí theo qui định, tuy nhiên vẫn nhiều nội dung, tiêu chí chưa ổn định, thiếu tính bền vững; lợi thế, tiềm năng chưa được phát huy đúng mức nên cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa để các tiêu chí  ngày càng bền vững, ổn định hơn. Ông mong muốn mọi người, mọi nhà cùng nỗ lực phấn đấu để quê hương Điện Tiến có thêm nhiều thành quả đáng tự hào, xứng đáng với truyền thống, công lao của bao lớp người đi trước . 
       Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn trao bằng công nhận xã Điện Tiến đạt chuẩn xã NTM nâng cao cho lãnh đạo xã, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Minh Hiếu trao thưởng công trình phúc lợi trị giá 1 tỷ đồng của UBND thị xã cho xã Điện Tiến. UBND xã tặng giấy khen cho 2 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Chung tay xây dựng NTM”. 
                                                                                                       Huyền Chi

       Sáng ngày 18/12, tại Khu du lịch Công ty Mộc mỹ nghệ Nguyễn Văn Tiếp (khối phố Đông Khương, phường Điện Phương), Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã phối hợp với Hội Nông dân thị xã tổ chức tập huấn phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn năm 2024.
 
 
       Tại buổi tập huấn, hơn 50 cán bộ, hội viên được báo cáo viên Nguyễn Thị Linh Phượng - Phó Trưởng phòng quản lý du lịch thuộc Sở VH-TT&DL tỉnh truyền đạt 6 chuyên đề về một số chính sách liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; một số xu hướng phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn; phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam; cơ sở xây dựng và đánh giá mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo chuỗi giá trị và 1 số kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. 
       Sau khoá tập huấn, các học viên được tham quan học tập thực tế tại điểm thu hút du lịch nông thôn HTX nông nghiệp xanh Gò Nổi xã Điện Quang.
       Qua lớp tập huấn góp phần nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy về phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn gắn với phát huy tiềm năng lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hoá và môi trường sinh thái của các địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.
Mi Ni

       Thời gian qua, Chi ủy, Ban nhân dân, Ban công tác Mặt trận, hội đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thôn Thi Phương đã đồng thuận, hưởng ứng tiếp tục xây dựng và giữ chuẩn các tiêu chí nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thôn. Việc xây dựng thôn văn hóa, tộc họ văn hóa và gia đình văn hóa song song với việc tập trung xây dựng và phát triển nông nghiệp - nông thôn đạt nhiêu thành quả đáng kể; việc xây dựng các tổ đoàn kết, thực hiện nhiều công trình phục vụ dân sinh dân trí như cảnh quan đường làng, vườn nhà ở, công trình điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, cây xanh bóng mát, đường mẫu, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, vệ sinh môi trường… được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Tình hình đời sống Nhân dân phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 
 
 
       Hằng năm, thôn có kế hoạch duy tu bảo dưỡng các công trình thiết chế văn hóa, khu thể thao thôn, mua sắm bổ sung trang thiết bị còn thiếu tại nhà sinh hoạt văn hóa thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và giao lưu văn hóa văn nghệ của nhân dân trong và ngoài thôn. Chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đã có những tác động tích cực đến xây dựng nông thôn mới. Thôn đạt thôn Văn hóa 13 năm liền từ năm 2012 đến 2024. Năm 2024 có 458/472 gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 97%. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được cải thiện, phục vụ thiết thực hơn cho đời sống sinh hoạt và sản xuất cho người dân nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng khang trang, hiện đại.
       Tổng sản lượng cây có hạt đạt năng xuất cao bình quân lương thực đầu người khoản 380 kg/người/năm. Nhờ có chủ trương sát thực tế “Ý Đảng hợp lòng dân”, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng con vật nuôi, thêm vào đó là chương trình thủy lợi hóa đất màu được nâng cấp phủ kín khắp cánh đồng đã kích thích người dân thâm canh tăng vụ, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng, cộng vào đó là sự tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỷ thuật công nghệ mới nhiều mô hình có giá trị thu nhập 130-150 triệu đồng/ ha/ năm.
       Nhân dân trong thôn đã từng bước chỉnh trang lại nhà cửa, di dời tường rào, cổng ngõ, quy hoạch sân vườn, trồng cây, kiến trúc văn hóa, xây dựng cảnh quan, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, duy tu bảo dưỡng các tuyến đường giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng, các tuyến kênh mương. 100% hộ dân sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh theo chuẩn Quốc gia. Số hộ tham gia dịch vụ thu gom rác thải đạt tỷ lệ 100%. Trong thôn có 100% hộ dùng nước sạch, trong đó 40% hộ lắp đặt máy lọc nước tại nhà, có công trình vệ sinh … và 98% là công trình kiên cố.
 
 
       Nằm trong chương trình xây dựng thôn Nông thôn mới kiểu mẫu, chi ủy chi bộ, BND, BCTMT thôn và các hội, đoàn thể thôn đã tập trung vận động Nhân dân đã hiến được trên 2.200 m2  đất và trên 650 ngày công lao động xây dựng tuyến đường nông thôn Sáng- xanh - sạch- đẹp chiều dài trên 500m, vận động kinh phí Nhân dân đắp đất mở rộng tuyến đường từ đường 610B đi Nguyễn Lẫm, bê tông hóa nâng cấp nhiều tuyến đường trục xóm, đường dân sinh; khơi thông nạo vét, vận chuyển đất tràn lấp cống rãnh góp phần hạn chế ngập úng vào mùa mưa, vận động chặt phá cây mai dương đem lại cảnh quan tươi sáng vùng nông thôn. 
       Thực hiện phong trào “Mỗi tháng dành 01 ngày vì môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp” gắn với phong trào tình nguyện Nhân dân đã xây dựng và duy trì 01 Mô hình “ Vườn ươm Nông thôn mới”, đến thời điểm hiện tại, đã ươm hơn 4.500 cây giống các loại chủ yếu Chiều tím, mai vạn phúc, cau…đã được trồng tại khu vực tiểu Công viên và các tuyến đường ở thôn. 
       Với những kết quả đó, Chi ủy, Ban nhân dân, Ban công tác Mặt trận, hội đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thôn Thi Phương đã và đang góp phần cho bộ mặt Nông thôn trên địa bàn xã Điện Phong ngày càng khởi sắc và phát triển.
                                                                                                           Tào Ka

        UBMT xã Điện Phước và các tổ chức chính trị phối hợp cùng UBND xã vận động nhân dân tiếp tục hiến đất, vật kiến trúc di dời tường rào cổng ngõ, xây dựng đường giao thông chỉnh trang khu dân cư, trồng cây xanh, trồng hoa trên các tuyến đường trong khu dân cư tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; xây dựng các tuyến đường hoa và mô hình “Camera an ninh” “tuyến đường tự quản”. Xác định thông tin, tuyên truyền là một giải pháp quan trọng để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình nên các hình thức tuyên truyền được triển khai đa dạng, phong phú, đổi mới nội dung và hình thức. Ngoài tuyên truyền qua các hội nghị, hội thảo, công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới còn được tổ chức dưới các hình thức khác nhau, như lồng ghép trong các buổi sinh hoạt nhân dân, tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu với nhân dân, các lớp tập huấn, bồi dưỡng, phát động các phong trào thi đua, các cuộc thi văn hoá, văn nghệ, sáng tác thơ ca, ca khúc, truyện, kịch… về nông thôn mới. Bên cạnh đó, tuyên truyền gắn với giám sát và phản ánh thực tế xây dựng nông thôn mới của địa phương; kịp thời ghi nhận, biểu dương, động viên, khích lệ những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo tại mỗi khu dân cư, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc. UBND xã cấp phát tờ rơi nội dung các tiêu chí NTM, thôn NTM kiểu mẫu đến từng hộ gia đình, để người nhân nắm bắt các nội dung tiêu chí..., cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức. Ngoài ra, UBND xã đã tham gia đầy đủ cuộc thi khu dân cư NTM kiểu mẫu do UBND tỉnh, UBND thị xã tổ chức. Kết quả đạt 1 giải nhất đường đẹp, 2 giải nhì khu dân cư NTM kiểu mẫu và vườn đẹp do UBND thị xã tổ chức và 1 giải nhì đường đẹp, 1 giải ba vườn đẹp do UBND tỉnh tổ chức.

        Để đạt được kết quả đó, công tác tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới luôn được Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý NTM xã, Ban phát triển các thôn quan tâm thực hiện hàng năm với hình thức đào tạo, tập huấn theo phương pháp tập trung nghe giảng, thảo luận, giải đáp thắc mắc do tỉnh, thị xã tổ chức để trang bị các kiến thức cơ bản chung về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; cách thức tổ chức triển khai, quản lý và điều phối thực hiện chương trình. Ván bộ cấp xã là cấp trực tiếp triển khai thực hiện chương trình nên ngoài lượng kiến thức cơ bản chung được trang bị, còn kết hợp đào tạo thêm kiến thức cụ thể như triển khai lập quy hoạch nông thôn mới cấp xã, cách thức lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập người dân nông thôn, quy chế dân chủ ở cơ sở và sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

        Hiệu quả của công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ xây dựng nông thôn mới đã được phát huy rõ nét trong thực hiện chương trình: Với phương trâm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, cán bộ xã cho đến thôn đã tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực thực hiện chương trình; người dân nông thôn đã tự nguyện hiến đất, ngày công, vật tư... cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình công cộng dân sinh và phục vụ sản xuất; tự thực hiện các công trình xây dựng hàng rào, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng gia đình văn hóa nông thôn mới, đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập... Đồng thời, công tác đào tạo, tập huấn cán bộ đã giúp nâng cao chất lượng triển khai các nội dung Chương trình, tiết kiệm được nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới; chia sẻ những kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình điển hình tiên tiến, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

        Tổng giá trị toàn nền kinh tế xã Điện Phước năm 2023 đạt 489 tỷ đồng. Đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người tại xã Điện Phước đạt 68.160.000 đồng/người/năm (cao hơn quy định xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là 2,160 triệu đồng). Việc huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới thuận lợi do lãnh đạo xã đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ và linh hoạt vận động nhiều nguồn khác. Tổng nguồn vốn được huy động luỹ kế từ khi triển khai chương trình NTM đến nay là 155 tỷ 504 triệu đồng. Trong đó, vốn trực tiếp từ CTMTQG nông thôn mới 25 tỷ 664 triệu đồng, vốn lồng ghép từ chương trình, dự án 9,6 tỷ đồng, vốn tín dụng 60 tỷ đồng, và vốn huy động khác như hiến đất, hiến vật kiến trúc, cây cối hoa màu, tiền mặt là 60 tỷ 239 triệu đồng. Đường thôn và đường liên thôn có tổng cộng 39 tuyến với tổng chiều dài 18,4km; nâng cấp mở rộng đường GTNT với chiều dài 9,2 km, mở rộng nền đường 7,5m, 47 tuyến đường ngõ xóm với tổng chiều dài 8,2 km, đã nâng cấp được 14 tuyến đường ngõ xóm với nền đường 6m; bê tông hóa mặt đường GTNĐ gần 32 km.   

        Việc xây dựng thành công NTM kiểu mẫu xã Điện Phước, điều đầu tiên phải kể đến là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng với sự quyết tâm, đồng thuận chung sức đồng lòng của người dân trong triển khai thực hiện chương trình. Vai trò chủ thể của người dân được phát huy, đa dạng hóa, xã hội hóa nguồn lực đầu tư. Việc khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có những thành tích trong xây dựng NTM đã tạo phong trào thi đua chung tay xây dựng NTM ở tập thể, cá nhân và địa bàn dân cư. Thành công lớn nhất khi xây dựng NTM kiểu mẫu ở Điện Phước là cảnh quan nông thôn, các giá trị tốt đẹp về văn hóa, con người được gìn giữ và vun đắp hệ giá trị gia đình Việt Nam.

Huyền Chi

        Theo kế hoạch phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới của thị xã đến năm 2025, ngoài phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa, cảnh quan sinh thái, mục tiêu của dự án cũng hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân; thúc đẩy tiêu thụ, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp nông thôn gắn với hoạt động du lịch.

        Xã Điện Phong xác định phát triển du lịch nông thôn thành công sẽ mang đến những đột phá nhất định trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa, thay đổi nhận thức cộng đồng, mở ra cơ hội để người dân cùng tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch. Những năm gần đây, du lịch nông thôn xã Điện Phong được biết đến với Làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú, nơi mang đến những trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế.

        Tại Điện Trung, thay đổi rõ nét nhất khi địa phương phát triển du lịch nông thôn chính là diện mạo làng quê khang trang, sạch đẹp hơn trước, một số tuyến đường bê tông đã được mở rộng, cảnh quan, môi trường được đầu tư, cải tạo, nâng cấp hoàn thiện.

        Đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2021, chỉ 2 năm sau, xã Điện Quang đã về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu. Sức sống mới ở địa phương này không chỉ đến từ việc thay đổi hạ tầng, mà đặc biệt là đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Cả hệ thống chính trị ưu tiên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chương trình, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, địa phương luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Vì vậy, mọi chủ trương đề ra đều được nhân dân đồng thuận.

        Trong phát triển kinh tế, một trong những mô hình được người dân hưởng ứng mạnh mẽ là làm chuồng trại tại biền bãi để nuôi tập trung, vừa bảo vệ môi trường cho khu dân cư như mô hình nuôi bò vỗ béo bằng nhốt chuồng với tổng đàn hơn 4.500 con. Nuôi từ 12 - 15 tháng, tính ra người dân có thể thu lãi 1,2 triệu đồng/con/tháng. Trên đất bãi bồi, xã Điện Quang thực hiện thủy lợi hóa đất màu hơn 95% diện tích để nông dân chủ động nguồn nước tưới, xen canh - luân canh - gối vụ, cho thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm. Việc các thôn thực hiện xong dồn điền đổi thửa đã tạo thuận lợi canh tác trên diện tích 350ha.

        Là xã nằm ở vùng Gò Nổi sông nước bao quanh, thường xuyên bị lũ lụt như Điện Quang nhưng lại có nhà máy sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu với vốn đầu tư nước ngoài 100%, một nhà máy khác may gia công áo quần xuất khẩu đã giải quyết hàng trăm lao động. Địa phương đã nỗ lực kêu gọi, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người dân.

        Người dân đóng vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 62,55 triệu đồng/năm; cao hơn 10,62 triệu đồng so với thời điểm đạt chuẩn xã NTM nâng cao (năm 2021). Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,21%. Các trường trên địa bàn được tầng hóa khang trang; đều đạt và giữ chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, đền ơn đáp nghĩa, y tế được địa phương quan tâm chăm lo chu đáo. UBMT xã đã tuyên truyền vận động, tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện các mô hình. Có thể nói xã có 2.217 hộ mà người dân tự nguyện hiến hơn 35.000m2 đất, di dời nhiều tường rào cổng ngõ kiên cố để mở rộng, nâng cấp các tuyến đường với tổng chiều dài gần 30km, điều này thể hiện sức mạnh, sự đồng thuận của người dân là rất lớn.

        Cảnh quang môi trường thôn xóm khang trang, sạch đẹp. Toàn xã đã trồng 6.500 cây xanh bóng mát, xây dựng 23km đường hoa; các thôn trồng được 16.700 cây hoa các loại. Để có đường quanh năm khoe sắc, UBMT và các hội đoàn thể của xã phối hợp phát động mô hình xây dựng 7 “Vườn ươm NTM” cung cấp cây hoa giống, thôn không chỉ chủ động nguồn cây hoa giống mà còn giảm một khoản chi phí khá lớn cho việc tôn tạo cảnh quang nông thôn.

        Nhiều năm nay, nhiều phần mộ được xây dựng tại các nghĩa trang nhân dân ở Điện Quang đều ngăn nắp theo lề lối. Thôn Phú Văn là điển hình xây dựng nghĩa trang nhân dân văn minh, tiết kiệm Nghĩa trang nhân dân được quy hoạch trên diện tích 1,2ha. Các phần mộ đều bố trí nối tiếp theo một hướng và cùng một kiểu dáng, kích cỡ.

        UBMT xã còn phối hợp với UBND xã Điện Quang thống nhất triển khai xây dựng mô hình “Camera giám sát an ninh” ở địa bàn khu dân cư bằng nguồn vận động nhân dân, bà con đồng hương đóng góp. Gần 100 camera trị giá 223 triệu đồng (nhân dân đóng góp 150 triệu đồng). Hiện nay, các tuyến đường đã lắp đặt 140 camera. Các mắt camera đều truyền hình ảnh về Công an xã để theo dõi đã góp phần phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm.

        Về Gò Nổi hôm nay, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp. Người dân đang cùng nhau chăm chút mỗi ngày trên những tuyến đường làng, ngõ xóm như chính khoảnh vườn, mảnh sân của gia đình. Bức tranh NTM Gò Nổi lấp lánh sắc màu, người dân hân hoan, phấn khởi trước những đổi thay trên quê hương và đang từng ngày làm đẹp hơn vùng quê giàu truyền thống cách mạng.

Huyền Chi

        Khối phố Quảng Lăng A nằm ở phía Đông và một phần phía tây của phường Điện Nam Trung có diện tích 182ha, có 97 hộ với 4.027 nhân khẩu. Khu dân cư có 19 tổ đoàn kết, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và sản xuất, buôn bán nhỏ. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của Ban thường trực UBMT phường, sự chỉ đạo của chi ủy chi bộ, sự phối hợp đồng bộ giữa Mặt trận với Ban nhân dân, các đoàn thể của khối phố cùng với sự nhiệt tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trong toàn khối, Ban công tác Mặt trận đã và đang khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, xác định xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở thống nhất hành động thực hiện các mục tiêu, chương trình hành động của Mặt trân. Với chức năng nhiệm vụ của mình, Ban công tác Mặt trận đã chủ động tham mưu với chi ủy chi bộ, phối hợp chặt chẽ với Ban nhân dân và các chi hội đoàn thể của khối triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng “Tộc họ văn hóa”; vận động Nhân dân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ban công tác Mặt trận tập trung tổ chức thực hiện tốt công tác truyên truyền, vận động tập hợp các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận phát động tại địa phương, thông qua các buổi sinh hoạt của các đoàn thể, đặc biệt là các buổi sinh hoạt kỷ niệm các ngày thành lập Hội, các cuộc tiếp xúc cử tri, Ngày Hội Đại đoàn kết, hội diễn văn nghệ của các đoàn thể hàng năm…Nội dung tuyên truyền là các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết đại hội Đảng, Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp và chương trình hành động của Mặt trận phường.

        Để thực hiện tốt các nội dung trên, Ban công tác Mặt trận phối hợp cùng Ban nhân dân khối phố, các chi hội đoàn thể tham mưu Chi bộ có Nghị quyết chỉ đạo, trên cơ sở nội dung, tiêu chí cụ thể và tổ chức họp triển khai đến nhân dân để tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, khối phố luôn đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng. Hưởng ứng cuộc vận động ngày vì người nghèo do Mặt trận các cấp phát động và Mô hình KDC “không còn hộ nghèo”, khối phố đã vận động bà con ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” được gần 9 triệu đồng. Đến nay, hộ nghèo của khối hiện còn 4 hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, hộ cận nghèo còn 5 hộ, trong năm có 2 hộ cận nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái” hằng năm nhân các ngày lễ, ngày tết, Ban công tác Mặt trận thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách. Ngoài ra, Mặt trận còn vận động nhân dân thực hiện tốt mô hình khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp gắn với phong trào tình nguyện nhân dân mỗi tháng dành 1 ngày vì môi trường đô thị Sáng-xanh – sạch – đẹp, xây dựng tuyến phố văn minh. Ban công tác Mặt trận đã vận động nhân dân hiến hơn 300m² đất để mở rộng 2 tuyến đường với chiều dài hơn 350m. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được duy trì và tham gia các giải thể thao do phường tổ chức, thành lập được CLB bóng chuyền thiếu niên với hơn 20 em tham gia tập luyện, chi hội đoàn thể tổ chức chương trinh văn nghệ nhân các ngày lễ của đất nước. Thực hiện nếp sống văn hóa trong KDC, Ban công tác Mặt trận vận động Nhân dân tiếp tục hưởng ứng và thực hiện tốt việc cưới, việc tang, lễ hội không rải tiền thật, vàng mã khi đưa tang, hạn chế cúng đốt nhiều vàng mã, khi cúng đốt, rải bánh ngũ sắc, gạo muối đúng nơi quy định. Phong trào xây dựng “Tộc Văn hóa” cũng được Ban công tác Mặt trận đặc biệt quan tâm. Việc sinh hoạt của các Tộc ngày càng phong phú không chỉ đem lại giá trị tinh thần vật chất mà còn có nhiều ý nghĩa sâu sắc, tộc họ đã giáo dục con cháu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, lưu giữ truyền thống văn hóa thuần Việt, tri ân công đức tổ tiên, cầu mong vạn sự an lành…Tộc họ còn xây dựng các quỹ hỗ trợ trong phát triển kinh tế và khuyến học khuyến tài. Các tộc có nhà thờ trên địa bàn đều tổ chức lễ phát thưởng cho con cháu trong tộc có thành tích cao trong học tập… Phong trào học tập suốt đời được khối phố triển khai thường xuyên và từ đó dấy lên phong trào học tập rộng khắp trong công đồng dân cư, vận động tất cả các em trong độ tuổi đều đến trường đạt 100%.

        Có được những kết quả trên chính là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thường xuyên của chi ủy chi bộ, sự phối hợp đồng bộ giữa Ban công tác Mặt trận với Ban nhân dân, các chi hội đoàn thể của khối và sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất cao của toàn thể hội, đoàn viên và nhân dân trong toàn khối, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư vững chắc, nắm bắt kịp thời tình hình dư luận xã hội, những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tạo cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, tích cực tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và nhiệm vụ chính trị của địa phương góp phần xây dựng phong trào Mặt trận của phường phát triển đi lên.

Mi Ni

        Cách đây 10 năm, Điện Quang là một trong ba xã đạt chuẩn Nông thôn mới đầu tiên của thị xã Điện Bàn và tỉnh Quảng Nam vào năm 2014, xã đã bắt tay ngay vào nhiệm vụ xây dựng Xã nông thôn mới nâng cao. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tuy gặp một số khó khăn, thử thách nhất định như: nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, Tỉnh và Thị xã còn hạn chế; việc thực hiện Bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao với nhiều tiêu chí, chỉ tiêu quy định tỷ lệ đạt cao… Nhưng nhờ sự quyết tâm lãnh đạo của Đảng ủy, sự vào cuộc quyết liệt của UBND xã cùng sự đồng thuận của toàn dân, Điện Quang đã thành công xây dựng Xã nông thôn mới nâng cao năm 2021; xã Nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội trên lĩnh vực văn hóa năm 2023. Thông qua việc thực hiện các tiêu chí của Xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu diện mạo nông thôn mới Điện Quang ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, nhất là trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.

        Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, tuyên truyền cổ động đặc biệt là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa như: Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã, Nhà Văn hóa-Khu thể thao các thôn đã được quan tâm đầu tư, xây dựng và phát triển rộng khắp, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa. Đến nay, trên địa bàn xã có 01 Trung tâm Văn hoá-Thể thao, 6 thôn có Nhà văn hoá-Khu thể thao đạt chuẩn. Ngoài ra, các thiết chế văn hóa, thể thao khác như: Điểm lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời, hồ bơi, sân bóng chuyền, sân cầu lông, sân bóng đá, thuyền đua, Phòng tập thể hình... cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa và tinh thần của người dân.

        Các thiết chế văn hóa đã phát huy tốt việc tổ chức thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, cổ động, sinh hoạt nhiều câu lạc bộ phong phú và đa dạng; tổ chức các hoạt động thể thao tập luyện, thi đấu cầu lông, bóng chuyền,... và tổ chức hội họp, sinh hoạt, tập huấn nghiệp vụ của các tổ chức, đoàn thể. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", trọng tâm là xây dựng "Gia đình văn hóa", "Thônvăn hóa", "Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” “Xã văn hóa Nông thôn mới”  được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò của văn hóa, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân. Hàng năm, có trên 95% gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 40% gia đình được công nhận gia đình thể thao, 60%người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, 6/6 thôn đạt chuẩn văn hóa.Ở đây, người dân luôn đồng hành với chính quyền trong xây dựng NTM, đóng góp công sức, hiến đất, cây cối, di dời tường rào cổng ngõ để mở rộng và khớp nối các tuyến đường làng. Hầu hết các hộ gia đình đều xây dựng vườn mẫu, kinh tế nông hộ phát triển bền vững.

        Đời sống văn hóa được nâng lên đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; góp phần làm cho kinh tế - chính trị ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cùng với đó, công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện xây dựng các danh hiệu văn hóa đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động xã hội, từng bước xây dựng nếp sống văn minh và môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nhằm mục tiêu tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn xã.

        Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt trên 62 triệu đồng. Xã không còn hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm được quan tâm, đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Môi trường từng bước được cải thiện, đến nay đã có 100% hộ trên địa bàn tham gia thu gom rác thải đúng nơi quy định, 100% hộ có đủ 3 công trình vệ sinh. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Cùng với đó, hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hoạt động hiệu quả. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vũng.

        Là địa phương được UBND tỉnh chọn triển khai thí điểm xây dựng mô hình Xã nông thôn mới thông minh trong cải cách hành chính, Điện Quang đã quán triệt việc thực hiện cơ chế “một cửa” đối với 100% hồ sơ liên thông mức độ 3, 4, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của địa phương đạt 51,9%, vượt chỉ tiêu cấp trên đề ra. Cổng thông tin điện tử xã được xây dựng và thường xuyên được cập nhật tin bài, đăng tải, công khai đầy đủ các thông tin theo quy định của Nhà nước. Từ đó, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính từng bước được nâng cao.

        Với những nỗ lực không ngừng nghỉ đến cuối năm 2023 xã Điện Quang được UBND tỉnh công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội trên lĩnh vực văn hóa đầu tiên của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Thu Hằng

        Khối phố Ngọc Tam – phường Điện An có tổng diện tích tự nhiên là 96 ha, dân số hiện nay là 538 hộ, với 2127 nhân khẩu, có 8 tộc họ và 4 tổ đoàn kết; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, KT-XH luôn phát triển, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

       Thực hiện kế hoạch của Ban thường trực UBMT phường về việc xây dựng mô hình KDC “Sáng, Xanh, Sạch, đẹp”, Ban CTMT khối phố xây dựng kế hoạch để thực hiện có hiệu quả các tiêu chuẩn, tiêu chí về xây dựng đô thị văn minh, xây dựng KDC văn hóa, được lồng ghép với mô hình Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”nhằm hướng đến địa bàn KDC đểcó cảnh quang, môi trườngSáng – xanh - sạch - đẹp”bền vững. Ban CTMT khối phố phối hợp với các chi hội đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân ở KDC có ý thức, trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng. Là mô hình tự quản của cộng đồng dân cư nên thực hiện tốt việc công khai dân chủ, lấy ý kiến tập thể của người dân, căn cứ các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Ban thường trực UBMT phường, Ban CTMT phối hợp với BND và các chi hội đoàn thể khối phố tổ chức phát động nhân dân ra quân dọn vệ sinh, phát hoang cây cối che khuất tầm nhìn trên các tuyến đường giao thông trong KDC được nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia.Đến nay,hầu hết các đường làng, ngõ xóm trên địa bàn khối phố, nhân dân tự đóng góp kinh phí để lắp đặt đèn chiếu sáng vào ban đêm. mỗi gia đình đều có cây xanh trước nhà, hàng rào, cổng ngõ được chỉnh trang. Tuyến đường Lý Thái Tổ được chỉnh trang, chăm sóc, tạo nên diện mạo đô thị văn minh. Ban công tác Mặt trận khốicòn thường xuyên vận động nhân dân ra quân dọn vệ sinh ở các trục đường trong KDC. Vận động mọi nhà thực hiện 3 sạch "Sạch từ nhà ra ngõ”, “Sạch từ ngõ ra đường”, “Sạch từ đường ra cánh đồng”; thực hiện tốt việc đăng ký thu gom rác, từng hộ gia đình hội viên và nhân dân có thùng chứa rác. Hiện nay, việc ra quân dọn vệ sinh không chỉ trên các tuyến đường do các chi hội, đoàn thể khối phố đảm nhận mà nhân dân trên các tuyến đường cũng thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, đảm bảo môi trường sạch đẹp, thực hiện tốt “Ngày chủ nhật xanh”.100% hộ dân trên địa bàn khối phố tham gia thu gom rác thải. Công tác phân loại rác thải tại gia đình, thu gom bao bì, chai lọ … được nhân dân tích cực hưởng ứng.  Các chi hội đoàn thể tổ chức ra mắt các tuyến đường tự quản trong khu dân cư nhằm nâng cao ý thức tự giác của hội, đoàn viên trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, đảm bảo an toàn giao thông. Cac tuyến đường giao thông, nhân dân đã tự nguyện hiến đất, hiến vật kiến trúc để xây dựng và bắt điện chiếu sáng.

        Mô hình khu dân cư sáng xanh sạch đẹp đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân, từng hộ gia đình, phát huy tốt vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, nhất là huy động nguồn lực từ xã hội của cộng đồng

        Phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận, tổ đoàn kết và các chi hội đoàn thể ở khu dân cư thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện, vận động nguồn kinh phí tại chỗ để duy tu, bổ dưỡng đường giao thông, duy trì hệ thống điện chiếu sáng trên tất cả các tuyến đường trong khu dân cư, duy trì và đăng ký tự quản các tuyến đường trong khu dân cư của các Hội đoàn thể. Từ đó, xây dựng thành công các tuyến phố sáng – xanh – sạch – đẹp góp phần cùng địa phương xây dựng phường văn minh đô thị.

Mi Ni

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019510306
Hôm nay
Hôm qua
6549
8492