0235.3867334

Trong giai đoạn (2004 - 2010) do sự thay đổi về cơ chế quản lý, hoạt động của hệ thống các Đài truyền thanh - Truyền hình (TT-TH) cấp huyện, thành phố ở Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn. Vì lẽ đó, sự ra đời của thông tư liên bộ số 17 của Bộ Nội vụ và Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT), cùng với những nổ lực đưa thông tin này vào cuộc sống đã tạo bước ngoặt đối với hệ thống đài huyện.

Thông tư 17 khẳng định sự cần thiết tồn tại và phát triển sự nghiệp TT-TH cấp huyện, thành phố trong giai đoạn cách mạng mới để chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; là công cụ, phương tiện để lãnh đạo địa phương chỉ đạo điều hành và cũng là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ trong nhân dân. Thông tư yêu cầu lãnh đạo các đơn vị như Đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) tỉnh, Sở TT-TT vào cuộc để quản lý về mặt nhà nước và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời phân cấp đơn vị quản lý trực tiếp đài huyện là UBND cấp huyện, thành phố.

 

Với sự phân công quản lý rành mạch cộng với sự đồng tâm của đội ngũ cán bộ, viên chức toàn ngành, qua gần 3 năm thực hiện Thông tư số 17 ở Quảng Nam, hoạt động của hệ thống TT-TH cấp huyện, thành phố đã có bước tiến đáng ghi nhận.

Ban giám đốc và các phòng chức năng Đài PT-TH tỉnh xem hệ thống đài cấp huyện là bộ phận, là cánh tay nối dài, là vệ tinh của đài tỉnh, nên luôn đặt vấn đề về trao đổi, bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đài huyện. Đặc biệt, đài tỉnh đã phối hợp với Sở TT-TT xác nhận, đề nghị cấp thẻ nhà báo cho các lãnh đạo, phóng viên có năng lực và tâm huyết với nghề; duy trì định kỳ việc tổ chức Liên hoan PT-TH, hội diễn Hoa phượng đỏ. Đây là điều kiện, là môi trường tốt nhất để để đội ngũ cán bộ, viên chức đài cấp huyện trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và gần nhau hơn trong quan hệ đồng nghiệp; qua đó tập hợp, kết nối thông tin và hoạt động chuyên môn. Các đài cấp huyện liên tục cập nhật thông tin, chọn những tin hay, bài tốt, hình ảnh đẹp chuyển lên đài tỉnh để đăng phát.

Để đảm bảo hoạt động, hằng năm ngân sách nhà nước đã cấp trên 20 tỷ đồng cho hoạt động của 18 đài huyện và hàng chục tỷ đồng cho mua sắm trang thiết bị chuyên ngành. Ngoài ra, một số đài còn chủ động tạo thêm nguồn thu để trang trải hoạt động. Hầu hết các đài sử dụng nguồn kinh phí để mua sắm một số trang thiết bị chuyên ngành, nâng cấp đầu tư hệ thống phát sóng FM, phát hình hiện đại với diện phủ sóng đều khắp; sắm mới các camera, hệ thống dựng hình phi tuyến thế hệ mới như các đài Phước Sơn, Điện Bàn, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên, Hội An,.... Ngoài ra, nhiều đài còn xây dựng website độc lập, một số đài kết nối chung với Website của chính quyền địa phương để chuyển tải thông tin lên mạng, phụ vụ đông đảo người dân địa phương, người con xa quê khắp mọi miền đất nước và cả kiều bào nước ngoài.

Riêng 9 đài ở miền núi và trung du được trang bị cả hệ thống phát lại truyền hình. Cùng với đài huyện còn có hàng trăm trạm truyền thanh cở sở xã, thôn duy trì thường xuyên việc tiếp âm đài huyện, đài tỉnh, Đài tiếng nói Việt Nam và xây dựng được các chương trình phát thanh, thông báo nội bộ trên địa bàn xã, thôn. Trong các đợt lũ lụt, mưa bão, cả hệ thống truyền thanh cơ sở đã thông tin kịp thời công tác điều hành của đại phương trong phòng chống thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại. Ngay sau bão lũ, hệ thống các đài cơ sở cũng đã kịp thời phản ánh việc khắc phục hậu quả.

Nhiều nơi đài huyện, thành phố quản lý khá tốt hệ thống truyền thanh cơ sở, tổ chức lắp đặt hệ thống “tự động tắt mở” đảm bảo cho tiếng nói truyền thanh các cấp ngày ngày vang vọng khắp đường làng lối xóm, kịp thời phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Lực lượng phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, trẻ hóa đội ngũ. Nhiều cây bút trẻ có trình độ đại học, trên đại học thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, ngày ngày bám sát cơ sở, phát hiện được nhiều vấn đề có tính thời sự và sát thực tế cuộc sống để có những bản tin, bài viết khá sinh động, có lượng thông tin tốt như Quốc Hải, Đỗ Huấn (Hội An), Phạm Lộc (Điện Bàn), Điện Ngọc (Tam Kỳ), Trường Giang (Núi Thành)....Nhiều phóng viên ở đài huyện, thành phố đã trở thành cộng tác viên thường xuyên, cung cấp kịp thời cho đài, báo cấp trên những tác phẩm báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử có chất lượng. Nhiều tác phẩm đạt giải cao ở các kỳ liên hoan PT-TH và giải báo chí Huỳnh Thúc Kháng hàng năm do Hội nhà báo tỉnh tổ chức.

Trong phong trào thi đua, Quảng Nam có nhiều đài huyện, thành phố và các cá nhân xuất sắc được cấp trên khen thưởng. Điển hình là Đài truythanh huyện Điện Bàn 3 lần được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất; liên tục 3 năm liền từ (2011 - 2013) nhận cờ dẫn dẫn đầu thi đua của cụm 9 huyện, thành phố đồng bằng.

Sự nghiệp TT-TH cấp huyện, thành phố ở Quảng Nam sau bao năm “chông chênh” nay đã có chỗ đứng vững chãi trong lòng người dân. Song, vẫn còn đó đôi điều trăn trở về việc đài huyện chưa công nhận là cơ quan báo chí và cả trong các chế độ đặc thù để động viên họ tiếp tục gắn bó với sự nghiệp PT-TH ở địa phương.

 

Với bề dày thành tích duy trì và phát triển sự nghiệp truyền thanh trên địa bàn huyện, Đài Truyền Thanh Điện Bàn đã được chủ tịch nước 3 lần tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba. Phát huy thành tích đó, đầu năm 2012 Đài truyền thanh chính thức đổi tên thành Đài truyền thanh - truyền hình, mở trang thông tin điện tử để âm thanh, hình ảnh huyện nhà ngày càng vươn xa, đáp ứng nhu cầu thông tin trong giai đoạn mới. Liên tục hai năm 2011, 2012 Đài Điện Bàn được suy tôn đơn vị dẫn đầu thi đua cụm đồng bằng của Tỉnh.Những năm 2011 về trước, Đài truyền thanh huyện Điện Bàn  chỉ có hệ thống truyền thanh, máy phát sóng FM 500W nhằm phục vụ nhu cầu thông tin trong phạm vi huyện nhà. Những người làm truyền thanh huyện nhà vẫn luôn canh cánh ước mơ về những sản phẩm của mình được vang xa, bay cao không chỉ người dân trong huyện mà cả bà con xa quê, hay kiều bào nước ngoài vẫn có thể đọc cả chữ viết, nghe được âm thanh và xem được hình ảnh của đài.

Ước mơ đó giờ đã thành hiện thực. Với quyết tâm  và lòng yêu nghề chưa đầy 1 năm đi vào hoạt động trang thông tin điện tử của Đài huyện cũng đã có gần 140 ngàn lượt truy cập. Chuyện thường ngày ở huyện Điện Bàn bây giờ không còn đóng khung như xưa mà nay đã vươn xa. Sản phẩm ấy chính tay những cây bút ngày đêm sinh sống gắn đời mình với những làng quê, với những công trình cùng bao suy tư, mơ ước để vươn đến cuộc sống của đô thị trong tương lai gần và cũng chính họ đã tô bức tranh toàn cảnh đến bạn bè gần xa với tâm trạng người trong cuộc.

Để sản phẩm tinh thần làm ra được đến với mọi người, mang chất liệu hương vị quê nhà là cái vốn có, đặc thù của những người cầm viết, máy quay của Đài TT – TH Điện Bàn, họ không sợ đụng hàng với thị trường báo chí lớn mà chỉ chăm chuốt cho những sản phẩm  mang tính đặc thù của vùng quê anh hùng giàu truyền thống cách mạng trong chiến tranh, anh hùng trong thời kỳ đổi mới và giờ đây đang trên đà tăng tốc hướng lên đô thị trong tương lai gần .

      Các phóng sự truyền hình mang tính chuyên đề như “Tiềm năng du lịch Điện Bàn, các làng nghề truyền thống, các điểm nhấn về văn hóa, lịch sử, đất học, các phóng sự về sự phát triển của từng vùng miền, hội đoàn thể trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động sức dân trong xây dựng và phát triển quê hương, trong xây dựng nông thôn mới, những chiến công của các chiến sỹ ngày đêm bảo vệ gìn giữ sự bình yên cho nhân dân; các tin truyền hình cập nhật phản ánh khí thế thi đua trong cán bộ nhân dân và các hoạt động của huyện nhà trong việc xây dựng và phát triển để đồng hành hướng lên đô thị v.v phần nào khắc họa được bức tranh toàn cảnh về vùng đất, con người Điện Bàn. Các sản phẩm tinh thần do đài sản xuất được đăng, phát sóng trên báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Quảng Nam, Đài truyền hình khu vực và trên trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh từ Đài huyện đến cơ sở.

Trang thông tin điện tử Đài truyền thanh - truyền hình huyện ra đời thực sự là cầu nối hữu hiệu với bà con đồng hương ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, một số tỉnh thành khác và bà con Việt kiều nước ngoài.  Thông qua những kênh thông tin này, họ đã chắt chiu, dành dụm và hướng về quê nhà với những nghĩa cử, đạo lý và bằng tình cảm của cộng đồng người xa quê đối với quê nhà như góp vốn xây dựng trường học, ủng hộ công tác khuyến học, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai; được lãnh đạo và nhân dân các địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Song song với lĩnh vực phát thanh - truyền hình online, trang thông tin điện tử, lĩnh vực phát thanh luôn được xác định là thế mạnh của Đài huyện bởi các chương trình luôn cập nhật liên tục những thông tin mới, hấp dẫn. Mạng lưới cộng tác viên được mở rộng đều khắp các xã, thị trấn và các ngành trọng điểm và chính cộng tác viên là người cung cấp thông tin từ cơ sở chuyển về phát trên Đài huyện nhanh nhất, chất lượng nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, thiết bị kỹ thuật được trang bị đồng bộ, hiện đại, tầm phủ sóng có bán kính 55 km. Hệ thống truyền thanh cơ sở với trên 1200 loa công cộng hoạt động tự động ngày 3 buổi theo chương trình khép kín của Đài huyện và cũng từ đây Đài huyện mở rộng kênh thông tin quảng cáo, thông báo, tuyên truyền tập trung mỗi năm thu về trên 300 triệu đồng.

Hoạt động của đội ngũ những người làm công tác TT – TH Điện Bàn không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhân dân trong điều kiện mới mà cái chính là góp phần cùng huyện nhà hướng đích lên đô thị trong một tương lai gần.

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019083927
Hôm nay
Hôm qua
5565
7084