0235.3867334

Điểm nổi bật trong năm 2023 có thể thấy là hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn có sự tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, chiếm 24,7%; tăng 2,36% so với cùng kỳ; trong cơ cấu kinh tế thị xã. Sự ra đời siêu thị đầu tiên khu vực Bắc Quảng Nam trên địa bàn đáp ứng đa dạng hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, thăm quan, mua sắm của Nhân dân trong khu vực. Siêu thị Go Điện Bàn với diện tích sàn gần 2.000 m2, được xây dựng theo mô hình mới, bao gồm đầy đủ tiện ích đã chính thức khai trương, đáp ứng nhu cầu của người dân về các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng, vui chơi giải trí mang tính sáng tạo…Siêu thị ra đời góp phần thay đổi diện mạo đô thị của thị xã, là điểm đến giải trí và mua sắm hiện đại, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động lễ hội, thể dục thể thao được tổ chức, đáp ứng nhu cầu tinh thần và kích thích hoạt động chi tiêu trong Nhân dân. Có thể kể đến như mới đây, thị xã Điện Bàn tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo thị xã năm 2023. Ngày hội khởi nghiệp thị xã Điện Bàn lần thứ I-TechFest Điện Bàn 2023 với chủ đề “Điện Bàn - sáng tạo khác biệt để phát triển” đã tổ chức nhiều hoạt động như tọa đàm "Phụ nữ Điện Bàn sáng tạo Khởi nghiệp và chuyển đổi xanh"; tọa đàm "Nông dân Điện Bàn khởi nghiệp, sáng tạo từ sản phẩm địa phương gắn với thương mại điện tử". Kết hợp với đó là các chương trình giao lưu văn nghệ, thể dục nhịp điệu, hô hát bài chòi do Đoàn thanh niên, Hội LHPN thị xã, Hội nông dân thị xã thực hiện nhằm phục vụ nhân dân và du khách. 

Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụtoàn thị xã năm qua thực hiện 5.578 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 14,6% so với năm 2022.UBND thị xã  đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thương mại; giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân ổn định, hàng hóa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho người dân.

Năm qua, UBND thị xã đã đôn đốc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư.Trong 09 Cụm Công nghiệp, cụm làng nghề đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết có 83 dự án đã đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư theo dự án trên 4.355 tỷ đồng; diện tích đất đăng ký thuê 182 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân các Cụm Công nghiệp là 69,2%.

          Về sản xuất nông nghiệp trong năm có nhiều diễn biến phức tạp, song giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản thực hiện1.717 tỷđồng, đạt 100,14%KH, tăng 2,14% so với năm 2022. Tổng diện tích gieo trồng năm 2023 là 20.071,2 ha, đạt 100% so với KH và bằng 99,2% so với cùng kỳ.Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 80.578,29 tấn đạt 104,1% KH năm và tăng 4,44% so với cùng kỳ.

Năm 2023, thị xã cũng đã có bước chuyển mình quan trọng, khi 5 xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương được công nhận thành phường. Có thêm 5 phường được thành lập kỳ vọng mở ra cơ hội thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, chuyển dịch kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, đặc biệt giúp Điện Bàn hoàn thiện các tiêu chí, tạo điều kiện để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại 3 trước năm 2030. Đến cuối năm 2023, toàn thị xã đã có 12/12  phường văn minh đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn các địa phương luôn được quan tâm đầu tư; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Trong năm 2023 tiếp tục duy trì, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí NTM mới ban hành giai đoạn 2022-2025. Thị xã đã xây dựng thành công 6 xã Điện Trung, Điện Phong, Điện Phước; Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023; xây dựng thành công xã Điện Quang đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; có 44/44 thôn thuộc 8 xã đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu. Xây dựng thành công 19/19 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.

Tại các xã nông thôn mới, đời sống người dân không ngừng được nâng cao, đường làng, ngõ xóm, cơ sở hạ tầng đều được nâng cấp khang trang đáp ứng được nguyện vọng nhân dân trên địa bàn.

Năm qua, thị xã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Công tác giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đến nay có 75 phương án bồi thường của 45 dự án được duyệt, với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 160 tỷ đồng; tổng số hộ ảnh hưởng là 1.488 hộ, tổng diện tích ảnh hưởng là 67 ha. Qua đó, đã bàn giao mặt bằng với diện tích khoảng 12,4 ha cho các chủ đầu tư thi công xây dựng dự án đảm bảo tiến độ, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Nạo vét khơi thông sông Cổ Cò giai đoạn 1, Nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐT.608, Sửa chữa hoàn trả tuyến đường ĐT 609 cũ, Xây dựng Hồ chứa nước Lai Nghi, Tuyến đường ĐH6; Đường và cầu ĐH 7 qua sông Vĩnh Điện; Hệ thống thoát nước cho các dự án ven biển phía Bắc thị xã Điện Bàn giai đoạn 2; Đường trục chính qua Trung tâm thị xã từ ngã 3 Cây Sợp đến ngã 3 đường tránh Điện Minh…

Tập trung thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiếnđộ thi công, tiến độ giải ngân theo nguồn vốn đã bố trí, đặt biệt là các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn thị xã. Trong năm 2023, thị xã đã tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án trọng điểm như: Trung tâm Thể dục - Thể thao Bắc Quảng Nam, Công viên Trung tâm, Công viên Mẹ Thứ, đường ven hồ Trung tâm hành chính, Trụ sở Thị ủy, các tuyến ĐH…bên cạnh đó, các công trình trụ sở làm việc, trường lớp học được quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Trung tâm thể dục – thể thao Bắc Quảng Nam đi vào hoạt động, Những Giải bóng đá thanh niên thị xã Điện Bàn và Giải bóng đá nam vô địch tỉnh Quảng Nam đã thu hút khán giả đổ về xem chật kín. Trên các khán đài, cờ hoa rực rỡ, cờ dong, trống mở làm cho các trận đấu thêm phần sôi động, hấp dẫn. Tuyến đường Mẹ Thứ, Lê Quý Đôn, đường ĐT608... dày xe cộ làm cho phố phường Vĩnh Điện thêm nhộn nhịp. Không chỉ có các giải bóng đá mà đây còn là nơi tỉnh và thị xã phối hợp tổ chức các giải cầu lông, giải bơi và các giải thể thao khác.

Năm 2023 cũng là năm thị xã Điện Bàn tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao mừng các ngày lễ lớn, có thể kể đến như Thị uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN thị xã đã long trọng tổchức thành công lễ kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Hoằng Hoá – Điện Bàn, nhiều hoạt động, chương trình văn hoá được lồng ghép tổ thức thu hút sự tham gia của nhiều thế hệ. Tại lễ kỷ niệm này, các đại biểu đã ôn lại chặng đường khó khăn, gian khổ mà oanh liệt, hào hùng, thắm đượm tình cảm thủy chung, son sắt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai đơn vị Hoằng Hóa và Điện Bàn trong 60 năm qua. Kỷ niệm 60 năm Hoằng Hóa Điện Bàn kết nghĩa, không chỉ là dịp để tri ân những hy sinh mất mát của quân và dân hai địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự đồng hành, giúp đỡ, động viên nhau trong thời bình, trong quá trình xây dựng, phát triển mà còn là dịp để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân hai địa phương tổ chức các hoạt động thiết thực; chia sẻ kinh nghiệm, tiếp tục hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội; cùng nhau thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, đối ngoại Nhân dân và hướng đến hợp tác phát triển toàn diện các lĩnh vực… để tình cảm ngày càng bền chặt, cùng nhau vun đắp tương lai.Sau phần lễ là Chương trình nghệ thuật đặc sắc “60 năm Hoằng Hóa – Điện Bàn – Nghĩa nặng tình sâu” với hình thức sân khấu hoá,  được dàn dựng công phu. Chương trình đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với đảng bộ, nhân dân hai địa phương. Trước đó, hai huyện Hoằng Hóa, Điện Bàn đã long trọng khánh thành tượng đài Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng tại công viên phường Điện Minh và gắn biển công trình đường Hoằng Hoá. Đồng thời, có dán mã QR để khách tham quan tìm hiểu thêm về chiến công anh hùng của các lão dân quân Hoằng Trường; mối quan hệ kết nghĩa Hoằng Hoá với các hoạt động kỷ niệm 60 năm Hoằng Hoá - Điện Bàn.

Trên địa bàn thị xã công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách đối với người có công, chính sách an sinh xã hội, thoát nghèo bền vững,…được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả.Năm qua, thị xã đã đào tạo nghề cho hơn 2.020 lao động; Giải quyết việc làm cho 6.220 lao động; Đã giải quyết 850 hồ sơ chính sách người có công, 1.970 hồ sơ đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội.

          Các dịp lễ, tết, Thị uỷ, HĐND, UBND, UBMT thị xã đều tổ chứcthăm hỏi, tặng quà tết cho trên 48.000 đối tượng; bên cạnh nguồn hỗ trợ từ trung ương, tỉnh thì  ngân sách thị xã đã chi 506 triệu đồng thăm và tặng quà các Trung tâm nuôi dưỡng người có công, bảo trợ xã hội, chăm sóc trẻ em; các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn..., thăm tặng quà cho 1.033 hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí 310 triệu đồng.

Thị xã tập trung cho công tác giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay, trên địa bàn thị xã số hộ nghèo còn 420 hộ, giảm 54 hộ so với năm 2022, tỷ lệ 0,68%, Trong tổng số 420 hộ nghèo; trong đó, có 384 hộ là đối tượng Bảo trợ xã hội và không có khả năng lao đông, 36 hộ nghèo có khả năng thoát nghèo, tỷ lệ 0,058%, hộ cận nghèo còn 528 hộ, tỷ lệ 0,85% theo chuẩn mới.Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ; đã tổ chức 6 đợt tìm kiếm và quy tập đc 01 hài cốt Liệt sỹ về an táng tại các Nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn thị xã.

Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu từ thị xã đến các xã, phường, đơn vị tự vệ.Năm 2023, thị xã đã lãnh đạo, chỉ đạo diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã năm 2023 cho 10/10 xã, phườngđạt mục đích, yêu cầu đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm. Năm qua, thị xã đặc biệt tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Đã triển khai 146 buổi tuyên truyền; 02 lớp tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, Thực tập phương án phòng cháy chữa cháy tại 3 khu dân cư và 44 tổ liên gia trên địa bàn thị xã; thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở kinh doanh về phòng cháy chữa cháy, qua đó, xử phạt 5 trường hợp với số tiền 54.000.000 đồng.

Lãnh đạo thị xã đã thực hiện tốt công tác tiếp công dân để giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của người dân, lãnh đạo ủy ban nhân dân thị xã đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại để giải quyết vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

Tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, được củng cố, kiện toàn đảm bảo hoạt động ổn định.Việc thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký tài khoản định danh xác thực điện tử mức độ 1, mức độ 2 được quan tâm thực hiện; từ đầu năm đến nay, số lượng hồ sơ định danh điện tử đã được kích hoạt: 105.667/137.523 hồ sơ, tỷ lệ 76,8%.

Điện Bàn đã hoàn thành nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã, lắp đặt thiết bị hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến tại 20/20 xã, phường. Hiện nay, Thị xã đang thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư 13 dự án công nghệ thông tin thuộc Đề án “Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số thị xã Điện Bàn đến năm 2026, định hướng 2030” trong năm 2022 và 2023 với tổng kinh phí hơn 43,9 tỷ đồng.

Năm 2023, Ban thường vụ thị uỷ đã lãnh đạo hoàn thành chủ  trươngBí thư Đảng ủy các xã, phường không phải là người địa phương ở những nơi đủ điều kiện theo Nghị quyết 03-NQ/TU của Thị ủy  và kiện toàn tổ chức, bộ máy,các chức danh từ thị xã đến cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo đúng quy định; phát triển 163 đảng viên mới, vượt 12,4% chỉ tiêu đề ra.  Các đoàn kiểm tra, giám sát đã hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra chuyênđề đối với 05 tổ chức đảng, 09 đảng viên và giám sát chuyên đề đối với 04 tổ chức đảng, 09 đảng viên. Đảng ủy cơ sở kiểm tra chuyên đề đối với 42 tổ chức đảng và 43 đảng viên, giám sát chuyên đề đối với 38 tổ chức đảng và 41 đảng viên. Hoạt động củaMặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có những chuyển biến tích cực; sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền ngày càng được củng cố và nâng lên.

Một năm mới lại đến. Năm mới mang đến niềm vui, phấn khởi và khát vọng vươn lên cho mọi người, mọi nhà. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Điện Bàn sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm xây dựng thị xã Điện Bàn phát triển bền vững cùng với sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam và của đất nước.

                                                                                                                     Thu Hằng

           Thôn Đông Đức là một thôn được sáp nhập từ 3 thôn Đức Ký Bắc, Đức Ký Nam và Đông Hòa của xã Điện Thọ. Là thôn có địa bàn rộng, địa hình cách trở, nằm cách xa trung tâm hành chính xã. 80% hội viên phụ nữ sống bằng nghề nông nghiệp, nên đời sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn. Để công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ đạt hiệu quả, Ban chấp hành chi hội xác định công tác phát triển cán bộ chi, tổ là nhiệm vụ hết sức quan trọng, chi hội luôn chú trọng phương châm “Cán bộ nào, phong trào ấy” để từ đó đưa ra mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng cán bộ chi tổ. Trong  những năm qua ban chấp hành chi hội đã kịp thời phát hiện và tham mưu cho chi ủy, chi bộ những hội viên ưu tú để dự nguồn cho cán bộ chi tổ, cùng với chi ủy, chi bộ đã đến từng nhà, từng người để vận động gia đình các chị tạo điều kiện để các chị tham gia đảm nhận công tác hội, góp phần xây dựng phong trào tại địa phương.

            Trong các dịp sinh hoạt, BCH chi hội luôn lựa chọn nội dung phù hợp, thiết thực với thực tế đời sống để hội viên dễ tiếp thu như nói chuyện về chuyên đề phòng, chống bạo lực gia đình, trao đổi về kỹ năng giáo dục trẻ vị thành niên, phòng chống các tệ nạn xã hội thông qua các hình thức hái hoa dân chủ, hội thi tìm hiểu kiến thức … đã thu hút 80% hội viên, phụ nữ tham gia, giúp hội viên dễ hiểu và dễ nhớ. Đồng thời trong các buổi sinh hoạt như 8/3, 20/10 chi hội còn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết trong hội viên, phụ nữ. Song song với việc thay đổi phương thức tập hợp, nội dung hoạt động thì việc chăm lo đến đời sống, quyền lợi của hội viên, phụ nữ cũng được chi hội hết sức quan tâm. Chi hội xác định để các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của Hội hiệu quả thì quan trọng nhất là hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Hiện nay tại thôn có 2 tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH, đã cho 58 gia đình hội viên vay vốn với tổng số tiền trên 3 tỷ đồng để chị em phát triển sản xuất, chi phí cho con em học tập, mở các dịch vụ làm đám cưới. Hiện nay thôn có 45 dịch vụ đám cưới, giải quyết cho 200 lao động nông nhàn.

             Hưởng ứng các cuộc vận động của Hội cấp trên, chi hội tổ chức thực hiện chương trình “Việc làm nhỏ, công trình lớn” , hướng dẫn hội viên phân loại rác thải tại nhà, thu gom những phế liệu lon bia, nước ngọt, giấy đem đến bỏ vào ngôi nhà xanh để tạo nguồn kinh phí trao phương tiện sinh kế cho phụ nữ nghèo. Với rác thải hữu cơ, các gia đình sẽ đào hố rác để chôn lấp các loại rác phân hủy được và tận dụng làm phân bón hữu cơ. Với rác thải vô cơ (rác thải không tái chế được), các gia đình sẽ tự thu gom sau đó đưa đến nơi tập kết để xử lý tập trung. vỏ lon bia, chai nhựa, sắt vụn, bìa giấy…. mỗi gia đình tích góp lại để ủng hộ cho mô hình. Trong năm qua, chi hội đã vận động trên 4 triệu đồng từ việc bán phế liệu, góp phần cùng Hội LHPN xã trao phương tiện sinh kế cho hộ phụ nữ nghèo. Ngoài ra chi hội còn thường xuyên quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện giúp đỡ về ngày công và vận động các mạnh thường quân tặng trên 200 suất quà cho phụ nữ nghèo, đơn thân, tàn tật, phụ nữ mắc bệnh nan y, có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 60 triệu đồng để động viên các chị cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

             Nhằm giúp đỡ cho những trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hội tổ chức thành công chương trình bữa sáng san sẻ yêu thương thu hút đông đảo cán bộ HVPN tham gia ủng hộ, số tiền bán được gây quỹ gần 17 triệu đồng, cùng với nguồn năm 2022 trên 26 triệu đồng, Hội đã nhận đỡ đầu 5 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với mức 2 triệu đồng / cháu / năm và tặng 20 suất quà cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, chi hội đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt, đội ngũ cán bộ chi tổ nhiệt tình, năng nổ, vui vẻ trong công tác, gần gũi thân thiện, chia sẻ với chị em những việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày hoặc hỗ trợ kịp thời các trường hợp xâm phạm đến phụ nữ và trẻ em, đã tạo được niềm tin, làm điểm tựa cho hội viên, phụ nữ khi gặp khó khăn.

            Từ những đổi mới trong quá trình tổ chức hoạt động nên năm qua chi hội đã phát triển 15 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn chi hội lên 548. Thông qua các buổi sinh hoạt, chi hội kịp thời biểu dương, động viên những hội viên tiêu biểu, đề xuất hội cấp trên tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong phong trào. Nhờ làm tốt công tác quản lý hội viên nên hằng năm việc triển khai thu nộp hội phí, xây dựng quỹ hội, các khoản vận động đều đạt và vượt chỉ tiêu. Chi hội duy trì Câu lạc bộ “Thể dục nhịp điệu” bước đầu có 20 thành viên tham gia CLB và luyện tập hằng đêm; đến nay thu hút đông đảo HVPN và nhân dân tham gia hưởng ứng với nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp. Ngoài ra chi hội còn thường xuyên ra quân dọn vệ sinh các tuyến đường tự quản, trồng chăm sóc các tuyến đường hoa tạo cảnh quan xanh sạch đẹp.

            Với những hoạt động thiết thực trên, phong trào chi hội Đông Đức trong năm qua được Hội cấp trên đánh giá là chi hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Hội LHPN xã đề nghị Hội LHPN thị xã tặng giấy khen.

                                                                                                          Huyền Chi 

       Từ đầu năm 2023 đến nay, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của xã Điện Trung đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và tạo điều kiện để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước vươn lên làm giàu, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

       Xác định công tác xây dựng quỹ khuyến học để hỗ trợ học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, năm 2023, Hội Khuyến học xã tiếp tục triển khai vận động các đơn vị, tập thể đóng góp xây dựng quỹ và đã vận động với tổng số tiền 180 triệu đồng. Đến nay, toàn xã có 40 tên Quỹ học bổng với tổng số dư tiền quỹ là 1 tỷ 145 triệu đồng. Trong năm, Hội đã chi khen thưởng cho 211 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 60 triệu đồng. Các chi, Ban khuyến học cũng đã vận động nguồn quỹ 1 tỷ 233 triệu đồng và tặng thưởng cho 300 học sinh, sinh viên với tổng kinh phí trên 80 triệu đồng.

       Ngoài ra, công tác đỡ đầu học sinh nghèo được Hội đặc biệt quan tâm nhằm chỉa sẻ, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Trong năm, Hội đã vận động 9 tập thể, 14 cá nhân đóng góp kinh phí nhận đỡ đầu hàng năm cho 18 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho đến khi các em học xong ra trường với số tiền ban đầu là 18 triệu đồng. Hiện nay, toàn xã có 4 chi hội khuyến học, 33 ban khuyến học gồm 2 ban khuyến học tộc họ trực thuộc chi hội thôn và 8 ban khuyến học trực thuộc Hội xã với 1.160 hội viên, đạt 21,2% dân số.

      Thời gian qua, Hội Khuyến học xã đã tích cực phối hợp với Ban Giám hiệu các trường thực hiện hoạt động khuyến học trong nhà trường, tham gia các phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tích cực phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã hội vận động học sinh không bỏ học giữa chừng; vận động kinh phí khen thưởng cho các em có thành tích cao trong học tập và trao học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi.

      Công tác xây dựng các danh hiệu học tập luôn được chú trọng, phong trào “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” được triển khai sâu rộng thu hút nhiều gia đình, các dòng họ tham gia. Trong năm 2023, có 1.216 gia đình đăng ký xây dựng gia đình học tập, qua bình xét có 1.206  hộ gia đình được công nhận gia đình học tập, đạt tỷ lệ trên 99%; công nhận 20/25 dòng họ học tập; 4/4 khu dân cư đạt danh hiệu cộng đồng học tập và 4/5 đơn vị, cơ quan đạt đơn vị học tập.

       Để công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn xã đạt nhiều kết quả hơn nữa, thời gian tới các cấp Hội trên địa bàn xã tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, thị xã về công tác đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo phát triển mạnh mẽ nhằm động viên mọi người trong cộng đồng tham gia công tác khuyến học, khuyến tài; tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa Hội Khuyến học với các cơ quan, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể để huy động toàn xã hội quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng xã hội học tập ngày càng phát triển, đồng thời tiếp tục vận động phát triển nguồn quỹ để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.

       Với những kết quả đạt được trong năm 2023, công tác Khuyến học – khuyến tài xã Điện Trung được các cấp, các ngành đánh giá cao, được Hội Khuyến học thị xã bình xét là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của thị xã và được Hội Khuyến học tỉnh tặng giấy khen, xã được công nhận cộng đồng học tập nhiều năm liền.

                                                                                                              Mi Ni

        Khi mọi người còn chưa thức giấc, những công nhân vệ sinh môi trường đã khoác vội áo lao công ra khỏi nhà, bắt đầu công việc của một ngày mới. Đặc biệt, trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều nên các anh chị không có một bữa cơm tất niên, một giao thừa trọn vẹn với gia đình. Từ nửa tháng chạp trở đi, lượng rác thải thải ra nhiều hơn nên các anh chị thường xuyên phải làm tăng ca. Những ngày giông bão, anh chị em công nhân vệ sinh vẫn miệt mài ngoài đường vắng để hoàn thành công việc. Khi dịch Covid-19 xảy ra, tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, mọi người đều được động viên ở trong nhà thì công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài đi làm, phân loại rác để tránh bị lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là nghề được xếp cấp độ 4/6 trong các ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.
       Chị Đoàn Thị Thiên (sinh năm 1983, trú thôn Nhị Dinh 3, xã Điện Phước), nữ công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn, là mẹ đơn thân, nhiều năm nay phải làm công nhân tại Công ty CP Môi trường và Đô thị Đà Nẵng để gồng gánh nuôi 2 con ăn học. Trước khi có ngôi nhà mới này, 3 mẹ con chị Thiên phải sống trong căn phòng trọ chật hẹp. Đáng trân trọng khi dù nhà nghèo nhưng 2 đứa con chị Thiên lại học rất giỏi. Con gái đầu của chị hiện đang học đại học tại Đà Nẵng, con trai út đang học lớp 10 tại một trường chuyên. Thấu hiểu hoàn cảnh của chị Thiên, Ban tổ chức Chương trình “Cây Chổi Vàng” của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã giúp đỡ cho gia đình chị có một ngôi nhà tương đối khang trang, giải quyết nhu cầu bức thiết về nơi trú ngụ, yên tâm làm việc và vươn lên trong cuộc sống với số tiền hỗ trợ 100 triệu đồng.
       Tại lễ bàn giao nhà, chị Thiên xúc động không nói nên lời. Thay mặt chính quyền địa phương, ông Huỳnh Đức Hồng – Bí thư Đảng uỷ xã Điện Phước gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đơn vị tài trợ là Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã cùng đồng hành với UBND xã để đóng góp, hỗ trợ cho những người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như chị Thiên có được ngôi nhà che mưa che nắng. 
      Chương trình "Cây chổi vàng” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam khởi xướng nhằm tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, từ đó tuyên truyền để xã hội hiểu và quan tâm hơn đến ngành nghề vệ sinh môi trường. Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng – Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cho rằng, một mình gồng gánh nuôi dạy hai con nên người, chị Thiên xứng đáng được nhận những điều tử tế trong xã hôi.
       Ra đời từ năm 2017, chương trình đã gây được tiếng vang và lan toả mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi những công ty môi trường mà còn tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong xã hội về những việc làm hết sức nhân văn và khác biệt. Mỗi lần tổ chức, chương trình đều nhận được hơn một trăm bộ hồ sơ của các ứng viên, mỗi người đều có những hoàn cảnh sống, những điều kiện khác nhau về công việc, nhưng tất cả các anh chị đều có một điểm chung đó là sự tận tuỵ với nghề, tận tâm với công việc, không quản ngại khó khăn, mỗi ngày, mỗi giờ góp sức mình vào sự nghiệp bảo vệ môi trường luôn sáng – xanh – sạch – đẹp. Ngoài việc hàng năm tổ chức chương trình Cây chổi vàng  - tôn vinh những người công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc, Tạp chí còn làm công tác an sinh xã hội cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, từ khi khởi xướng vào năm 2017 cho đến nay, Chương trình " Cây chổi vàng" do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động và xây dựng được tổng 52 căn nhà cho công nhân vệ sinh môi trường cũng như gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Riêng tại khu vực Quảng Nam, đây là đã căn nhà tình nghĩa thứ 3 được xây dựng.
       Mong sao, chương trình ngày càng lan toả để tất cả chúng ta cùng chia sẻ với các anh chị công nhân vệ sinh môi trường bằng cái nhìn trân quý về một nghề, và hơn hết chúng ta hãy có những hành động cụ thể vứt rác đúng nơi quy định. Chúng ta muốn có không khí trong lành, muốn có những con đường sạch đẹp thì chính chúng ta phải làm việc đó. Một hành động nhỏ cũng giúp cho các anh chị vơi đi những nặng nhọc. 
                                                                                           Huyền Chi
 

Anh Trần  Văn Châu, khối phố Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc bén duyên với nghề trồng mai cảnh từ năm 2000. Nhưng phải 8 năm trở lại đây, anh mới bắt đầu tập trung chăm chuốc cho vườn mai nhà mình khi nhận ra hiệu quả kinh tế từ mai cảnh mang lại.

Ban đầu anh ươm khoảng 1000 cây mai con. Với diện tích gần 2000m2 vườn, anh Châu dành khoảng 500m2 để trồng mai. Hiện nay, nếu tính những gốc mai đã mang lại giá trị kinh tế thì vườn anh có khoảng 100 chậu, đã có mức bán tầm 15 đến 20 triệu trở lại. Anh là thành viên năng nổ của Chi hội mai vàng phường Điện Nam Bắc. Tết Giáp Thìn vừa qua, anh cũng đã bán, cho thuê thu được khoảng 100 triệu đồng. Ngoài vườn mai cảnh, anh cùng gia đình trồng hoa màu các loại. Mùa nào thức ấy, cải, tần ô, xà lách, ngò xanh tốt quanh năm. Anh sản xuất luân xen, gối vụ, đảm bảo quanh năm đều có thu nhập ổn định. Mỗi vụ gia đình thu về hàng chục triệu đồng. Nhiều năm liền, gia đình anh là hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi của phường Điện Nam Bắc.

 

Còn anh Nguyễn Duy Thành, khối phố Cẩm Sa, phường Điện Nam Bắc chỉ mới 45 năm tuổi đời nhưng đã có trên 25 năm gắn bó với nghề trồng mai cảnh. Hiện vườn anh có gần 200 gốc mai lớn nhỏ, giá trị kinh tế cao. Từ đam mê mai cảnh, ngoài công việc chính là công nhân công ty Đồng Tâm, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, anh đã tập trung đầu tư chăm sóc, phát triển vườn mai của mình. Giá cho thuê vườn anh dao động từ 2 đến 15 triệu đồng/cây. Doanh thu mỗi năm từ mai cảnh mang lại của gia đình anh trên 100 triệu đồng. Anh chia sẻ: việc chăm mai cảnh cũng phải đầu tư nhiều về thời gian và tính cẩn thận, chú ý đến thời tiết, phân bón, sâu bệnh để mai nở đúng Tết.

Hiện nay, trên địa bàn phường Điện Nam Bắc có nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp hoạt động khá hiệu quả. Nổi bật là mô hình Chi hội nghề nghiệp mai vàng; tổ hợp tác trồng rau sạch của nông dân khối phố Bình Ninh mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Hội nông dân phường Điện Nam Bắc tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên nông dân nhân rộng mô hình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân trên địa bàn.

Với cách làm năng động, tư duy đổi mới, các hộ dân trên địa bàn phường Điện Nam Bắc đã xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, bước đầu nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

 

 

                                                              Thu Hằng

 

      Trong 2 ngày 9 và 10/3, CLB thanh niên vận động hiến máu Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung tổ chức hành trình về địa chỉ đỏ lần thứ 2 năm 2024 với các hoạt động ý nghĩa, viếng thăm các địa chỉ đỏ.
 
      Tham dự hành trình, 45 thành viên CLB được tham quan các di tích lịch sử tại tỉnh Quảng Nam như: Địa đạo Kỳ Anh; tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ; di tích Văn Thánh – Khổng Miếu; khu lưu niệm chủ tịch hội đồng Nhà nước Võ Chí Công; Bảo tàng Quảng Nam. Điểm đến đầu tiên của CLB là khu di tích lịch sử Địa đạo Kỳ Anh – 1 huyền thoại trong lòng đất của tỉnh Quảng Nam có chiều dai 32km, là dấu ấn lịch sử của thời kỳ chống Mỹ cứu nước; điểm đến cuối cùng trong hành trình là bảo tàng Quảng Nam. Ngoài hoạt động tham quan tại các di tích, CLB còn tổ chức các hoạt động team bullding và sinh hoạt đốt lửa trại với các trò chơi, giao lưu ca hát tạo sự gắn kết, gần gũi giữa các thành viên trong Câu lạc bộ. 
     Hành trình tìm về địa chỉ đỏ là hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thành viên CLB về truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa của quê hương, nâng cao nhận thức và khơi dậy trong tuổi trẻ niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Đây là chuyến trải nghiệm vô cùng ý nghĩa giúp các bạn thành viên CLB hiểu thêm những kiến thức lịch sử, góp phần giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân của thế hệ trẻ đối với sự hy sinh anh dũng của thế hệ cha ông đã chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Mi Ni
 

Sáng ngày 12/03, UBND – UBMTTQVN cùng các đoàn thể phường Điện Minh tổ chức Lễ phát động phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Tham dự chương trình, có ông Nguyễn Chánh Thiện – TUV, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã; ông Thái Đình Trúc- PCT Hội Cựu chiến binh thị xã; ông Nguyễn Thành Nhân – PBT Thị đoàn; ông Lê Tự Đợi – TUV, Bí thư Đảng ủy phường cùng các đồng chí trong ban thường vụ Đảng ủy phường, đại diện chi bộ, tổ dân phố, ban công tác mặt trận 07 khối phố và người dân trên địa bàn.

 

 

Quan cảnh Lễ phát động phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”tại phường Điện Minh

 

Phát biểu tại lễ phát động, ông Trần Cảnh Nhật Tân – PCT UBND phường cho biết:Những năm qua,phong trào trồng cây luôn được các cấp ủy, chính quyền, nhân dân phường Điện Minhquan tâm, triển khai thực hiện. Qua đó, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo cảnh quan môi trường đô thị ngày càng khang trang, xanh – sạch – đẹp và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV.

 

 

Những câyhoa tường vy được trồngdọc tuyến đường GTNT sau lễ phát động

 

Trong đợt phát động lần này, các ngành UBND phường phối hợp UBMTTQVN và các đoàn thể trong phường: Thanh niên, Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ thực hiện trồng tổng 1090câyhoa tường vyở 4tuyến đường giao thông nông thôntrên địa bàn phường: Khối phố Tân Mỹ, Bồng Lai, Trung Phú 1, Trung Phú 2, đồng thời nhân rộng việc trồng cây xanh trên tất cả các tuyến đường, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường.

 

Tuyến đường GTNT dài 350m được trồng 250 cây hoa tường vy

 

Tại chương trình, lãnh đạo thị xã, phường cùng bà con nhân dân đã trồng 250 câyhoa tường vydọc tuyến đường giao thôngnông thôn dài 350m, từ nhà ông Pha đến khu Tái định cư – Khối phố Trung Phú 1.

 

Yến Nhi

Sáng ngày 10/3, thừa uỷ nhiệm của thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Điện Bàn long trọng tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Từ Tôn cho Đại đức Thích Phương Quang.

 

Quan cảnh Lễ công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Từ Tôn

 

Chứng minh và tham dự buổi lễ có Hoà thượng Thích Thiện Thành – Uỷ viên Thường trực Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Trụ trì chùa Hưng Quang; cùng chư tôn đức thành viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; đại diện Ban Trị sự Phật giáo các huyện lân cận; đại diện lãnh đạo chính quyền, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn, địa phương sở tại và các tín đồ Phật tử...

Đại diện chính quyền có ông Mai Quang Vĩnh – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; bà Lê Thị Như Thuỷ - Trưởng ban Tuyên giao – Tổ chức – Dân tộc – Tôn giáo; ông Phan Ngọc Hải – UV.BTV Thị uỷ - CT Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị xã; cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành thị xã; lãnh đạo các phường trên địa bàn thị xã.

 

Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh trao quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Phương Quang giữ chức vụ trụ trì chùa Từ Tôn

 

 

Chùa Từ Tôn toạ lạc tại khối phố Thanh Quýt 1, phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, là 1 trong 47 cơ sở Phật giáo của thị xã Điện Bàn. Chùa được thành lập vào năm 1958 do các bô lão trong làng đồng sáng lập,  là nơi để thờ tự sinh hoạt tâm linh của phật tử và nhân dân trên địa bàn phường và các khu vực lân cận.

Cuối năm 2020, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Điện Bàn thống nhất cho an hộ tự cung thỉnh Đại đức Thích Phương Quang, đang tu học tại chùa Quán Thế Âm, Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng về chùa Từ Tôn để hướng dẫn đạo hữu phật tử nơi đây tu học và làm phật sự. Đại đức Thích Phương Quang (thế danh Nguyễn Văn Thân)  sinh năm 1988 tại xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Tại buổi lễ, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã công bố và trao quyết định số 248/QĐ/BTS ngày 22/8/2023 bổ nhiệm Đại đức Thích Phương Quang giữ chức vụ trụ trì chùa Từ Tôn, phường Điện Thắng Trung.

 

Đại đức Thích Phương Quang cung đối trước chư tôn đức chứng minh

 

Sau khi đón nhận quyết định bổ nhiệm trụ trì, Đại đức Thích Phương Quang đã cung đối trước chư tôn đức chứng minh, dâng lời phát nguyện luôn hoàn thiện giới đức, tấn tu đạo nghiệp, xây dựng ngôi chùa ngày một tăng huy, không phụ lòng mong mỏi của chư tôn đức lãnh đạo các cấp Giáo hội.

 

Lễ Rót đồng đúc Đại hồng chung tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Từ Tôn

 

Nhân dịp này, chùa Từ Tôn đã tổ chức Lễ Rót đồng đúc Đại hồng chung. Việc tổ chức Lễ bổ nhiệm trụ trì và rót đồng đúc Đại hồng chung là thể theo nguyện vọng của phật tử và bà con theo đạo phật trên địa phương, không chỉ nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá phật giáo tốt đẹp trong đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, tạo niềm phấn khởi trong chức sắc, tín đồ phật giáo tại địa phương, mà còn nhằm giúp phật tử có điều kiện để học phật, nghe pháp, chăm sóc đời sống tinh thần.

 

Yến Nhi

      Phát huy tinh thần “Tuổi cao gương sáng, tuổi cao trí càng cao", trong thời gian qua, Người cao tuổi thị xã Điện Bàn đã nêu cao vai trò gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào hoạt động tại địa phương, luôn là tấm gương sáng cho con cháu học tập và noi theo.

       Hội người cao tuổi thị xã hiện có gần 35.000hội viên (đạt tỷ lệ 97 %), tham gia sinh hoạt ở 20 hội cấp xã, phường. Trong những năm qua, Hội người cao tuổi thị xã phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các xã, phường triển khai các nội dung của phong trào thi đua do Trung ương Hội và địa phương phát động như: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nêu gương sáng – phát huy vai trò người cao tuổi, xây dựng Nông thôn mới, thi đua phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Trong các phong trào thi đua, Hội Người cao tuổi thị xã thường xuyên làm tốt công tác tập hợp, đoàn kết hội viên thi đua phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.

       Để tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần cho các cụ, đến nay, toàn thị xã đã thành lập 136 câu lạc bộ các loại. Trong đó có 101 câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, 17 câu lạc bộ thơ ca và bóng chuyền hơi, 11 câu lạc bộ cờ tướng, 7 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau. Tham gia các câu lạc bộ này các cụ được sinh hoạt, gặp gỡ giao lưu, chia sẻ động viên nhau, để các cụ được sống vui, sống khỏe. Hàng năm, Hội đã phối hợp với thị xã tổ chức cho các cụ tham gia các hội thi thể thao Người cao tuổi, giải bóng chuyền hơi, hội thi tiếng hát Người cao tuổi do tỉnh tổ chức.  Phát huy tinh thần “Tuổi cao, chí càng cao”, Hội Người cao tuổi từ thị xã đến cơ sở đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, thường xuyên đóng góp những ý kiến tâm huyết cùng cấp ủy, chính quyền các cấp. Nhiều Người cao tuổi tham gia công tác xã hội, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Đảng, chính quyền và nhân dân tín nhiệm giao phó. Đến nay, toàn thị xã có 1.750 người cao tuổi tham gia công tác xã hội, trong đó HĐND cấp xã: 60 người, Cấp ủy xã: 8 người, Chi ủy Chi bộ 150 người, Ban nhân dân thôn, khối phố 70 người, Ban công tác Mặt trận 84 người, Hội-Đoàn thể 514 người, Khuyến học, hòa giải 764 người, tổ trưởng tổ đoàn kết 100 người.Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, bằng những kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống, cán bộ, hội viên người cao tuổi thị xã đã trực tiếp tham gia lao động sản xuất, động viên con cháu đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ổn định và nâng cao đời sống gia đình. Trong gia đoạn 2018 – 2023, toàn thị xã có 1.167 hộngười cao tuổi tham gia phát triển kinh tế gia đình và được công nhận hộ làm kinh tế giỏi các cấp.

       Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cán bộ, hội viên Người cao tuổi trong thị xã đã tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện hiến đất làm đường giao thông và các công trình ở khu dân cư; góp phần cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Người cao tuổi trên địa bàn đã tham gia hiến 24.276 m2 đất mở đường, đóng góp trên 1 tỷ đồng, tham gia dọn vệ sinh môi trường. Người cao tuổi ở các xã, phường tiếp tục tham gia vào xây dựng Nông thôn mới - Đô thị văn minh, các tuyến phố văn minh. Cụ thể như: Hiến kế, hiến công, gương mẫu thực hiện những nhiệm vụ trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, tuyến phố văn minh đô thị, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh trên toàn thị xã. Ngoài ra, các cấp Hội NCT phối hợp với Công An thực hiện tốt phong trào “Hai giữ” và triển khai xây dựng mô hình “Chi hội NCT không có con cháu vi phạm pháp luật” góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.

       Những kết quả trên đã cho thấy trí tuệ, vai trò của tổ chức Người cao tuổi, tuổi cao trí càng cao, nêu gương sáng trong các phong trào, cuộc vận động góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các cụ xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu học tập, noi theo.

                                                                                                            Mi Ni

        Trong thời gian qua, Ban CTMT khối phố 5 – phường Vĩnh Điện tích cực đổi mới, đa dạng nội dung công tác thông tin tuyên truyền; phát huy vai trò tập hợp các tầng lớp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời vận động Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, huy động nguồn lực thực hiện công tác an sinh xã hội mang lại nhiều hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

         Ban công tác mặt trận phối hợp với Ban nhân dân và các chi hội đoàn thể của khối phố thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đoàn kết, phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận phát động ngày càng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dnựg Nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…Các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư có tác động thiết thực đến đời sống của người dân, tạo nên sự gắn kết cộng đồng, xây dựng quê hương, đất nước.

         Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong thời gian qua, Ban công tác Mặt trận khối đã vận động nhân dân hiến đất mở rộng được 6 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài gần 3 km. Nhân dân khối phố đã chặt phá hơn một ngàn cây ăn quả, có giá trị kinh tế cao, hiến hơn 2000 m2 đất thổ cư và đất nông nghiệp, đóng góp trên 110 triệu đồng và 500 ngày công để làm đường; vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn hoá, văn minh trong việc cưới, việc tang, chú trọng phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Tổ chức tốt các lễ truy điệu cho hội viên và Nhân dân khi qua đời; gia đình tang quyến đều nghiêm túc thực hiện các hương ước, quy ước Khu dân cư về việc không rải vàng mã, tiền thật khi đưa tang. Đồng thời, khối phố thành lập đội ngũ cầm cờ, hoa đưa tiễn hỗ trợ khi đưa tang, nhằm gắn kết thêm tình làng, nghĩa xóm trên địa bàn.

         Phong trào “Mỗi tháng dành một ngày vì môi trường, đô thị sáng, xanh, sạch, đẹp” được Ban CTMT khối phố chủ trì hiệp thương với các chi hội, đoàn thể tổ chức thực hiện ra quân tổng dọn vệ sinh trên các tuyến đường, tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng tuyến phố văn minh và đã có 3 tuyến phố được công nhận; vận động xã hội hoá kinh phí đóng góp hàng chục triệu đồng để xây dựng triển khai mô hình “Đường cờ Tổ quốc tôi yêu” đồng bộ theo quy cách.

        Hằng năm, Ban CTMT khối phố đã triển khai vận động trong Nhân dân tự nguyện đóng góp Quỹ vì người nghèo, góp phần cùng với phường thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững và thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Từ nguồn vận động này, cùng với hỗ trợ của Ban vận động Quỹ vì người nghèo của phường, Mặt trận khối đã xây mới và sửa chữa 5 nhà Đại Đoàn kết trị giá 220 triệu đồng; trao 1 phương tiện sinh kế trị giá 20 triệu đồng; tặng 1 số tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho hộ nghèo bảo trợ xã hội và hộ Cận nghèo trên địa bàn khối phố. Nhân các dịp lễ, Tết, Ban CTMT khối phố đã vận động hàng trăm phần quà hỗ trợ cho các hộ khó khăn, mỗi suất từ 300 ngàn đồng – 5 triệu đồng. Đến nay, khối phố còn 1 hộ nghèo BTXH, không còn hộ cận nghèo. Ngoài ra, Ban công tác Mặt trận còn phối hợp với Ban nhân dân và các chi hội đoàn thể vận động nhân dân thực hiện hiệu quả mô hình “Khu dân cư phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông”, tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, mô hình “4 giúp”, phong trào “2 giữ”, đề án “Tái hoà nhập cộng đồng”… Kết quả hằng năm, khối phố 5 được công nhận “Khu dân cư an toàn về an ninh trật tự” góp phần thực hiện hiệu quả mô hình “Khu dân cư phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông”. Bên cạnh việc phối hợp với Ban nhân dân tổ chức cho hộ gia đình đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu gia đình văn hoá ở khu dân cư, Ban CTMT còn vận động nhân dân đoàn kết, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, thực hiện quy ước, hương ước, nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, vì vậy số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá hàng năm luôn cao với tỷ lệ 96% trở lên.

        Với những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, vận động của Ban công tác Mặt trận khối đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, làm cho diện mạo đô thị ngày càng phát triển khang trang, xây dựng Chi bộ khối phố trong sạch, vững mạnh; khối phố được công nhận khối phố văn hoá 11 năm liền. Qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết, khơi dậy các tiềm năng, sức mạnh nội lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

                                                                                                              Mi Ni

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019448942
Hôm nay
Hôm qua
6044
8417