0235.3867334

        Hiện nay, trên địa bàn thị xã, hình thức nuôi thâm canh các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao chưa phát triển nhiều, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Hình thức sản xuất này phù hợp với khu vực nội thị, nơi không có diện tích để đào ao. Tuy nhiên, nếu nuôi trong bể đơn thuần sẽ không xử lý được chất thải trong quá trình nuôi, không kiểm soát được lượng nước thải ra ngoài môi trường. Trước tình hình đó, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã tham mưu cho UBND thị xã đưa mô hình “nuôi cá Chình thương phẩm trong bể tuần hoàn nước” vào thực hiện với mục đích khắc phục những tồn tại, góp phần phát triển đối tượng có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản để xử lý nguồn nước nuôi, tái sử dụng nước nên hạn chế thải ra môi trường ngoài.

       Đây là mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, phù hợp với vùng ven đô thị đặc biệt là phù hợp trong việc chuyển đổi sinh kế cho người dân trong khu vực nội thị không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết 40/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam. Cuối tháng 4, năm 2023, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp đã chọn hộ anh Nguyễn Hữu Quốc Cường – Khối phố Phong Lục Tây - phường Điện Thắng Nam thực hiện mô hình.

       Thực hiện mô hình, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí con giống, thức ăn. Hộ tham gia thực hiện mô hình đối ứng 50% kinh phí còn lại. Trước khi triển khai, hộ được Trung tâm KTNN thị xã Điện Bàn đưa đi tham quan học tập mô hình tại huyện Đại Lộc. Trong quá trình triển khai, hộ anh Cường cũng đã đi tham quan học tập ở một số địa phương có nghề nuôi cá chình phát triển. Sau khi nắm bắt quy trình kỹ thuật, anh đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư, nâng cấp nhà xưởng, bể nuôi, hệ thống lọc cơ hoc, lọc sinh học cũng như máy móc thiết bị khác.

       Qua hơn một năm thực hiện mô hình, qua theo dõi,tỷ lệ sống bằng 90%. Cỡ cá thu hoạch trung bình là 1,8 kg/con. Tổng chi phí sản xuất: gần 240 triệu đồng; Doanh thu mang lại là 466 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình là trên 226 triệu đồng.

       Ông Ngô Văn Tân, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã cho biết:So sánh giữa việc nuôi bằng bể thông thường với việc sử dụng hệ thống lọc sinh học hạn chế được hơn 70% nước thải ra ngoài môi trường giúp giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên nước; Hệ thống lọc sinh học giúp hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi giúp hạn chế dịch bệnh, tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

       Mô hình có ý nghĩa trong việc chuyển đổi sinh kế cho người dân nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi thông qua việc tận dụng chuồng trại chăn nuôi lợn. Đồng thời, bước đầu đã cho thấy việc sử dụng hệ thống lọc sinh học giảm ô nhiễm do nước thải, tiết kiệm nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Thu Hằng

       Sáng ngày 19/10, tại Hội trường UBND phường Điện An, UBND thị xã Điện Bàn tổ chức Khai mạc cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2024.
       Tham dự khai mạc có bà Phạm Thị Ngọc Quyên - Phó Giám đốc Sở Thông tin - Tuyền thông tỉnh; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã; ông Võ Kim Nhựt - TUV, Trưởng phòng Nội vụ thị xã.
 
Một tiết mục văn nghệ chào mừng tại Khai mạc Cuộc thi. Ảnh T.K
 
       Cuộc thi Tìm hiểu Cải cách hành chính và Chuyển đổi số thị xã Điện Bàn năm 2024 diễn ra từ ngày 19/10 đến ngày 09/11/2024, địa điểm tổ chức tại Hội trường UBND phường Điện An. Cuộc thi được tổ chức quy mô, với sự tham gia của 20 đội thi là thành viên các Tổ Công nghệ số cộng đồng đến từ các xã, phường trên địa bàn thị xã, cuộc thi thi đấu Vòng loại với 7 trận đấu, qua đó sẽ chọn 07 đội thi đạt giải nhất và 02 đội thi đạt giải nhì có điểm số cao nhất vào thi đấu tại Vòng bán kết, các đội thắng sẻ vào vòng chung kết của cuộc thi. Các đội thi sẽ trãi qua 4 phần thi: Chào hỏi, Sáng tạo số, Kỹ năng số và Tăng tốc số.
       Cuộc thi nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên về thực hiện cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số một cách đồng bộ, hiệu quả trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận trong các cấp chính quyền và Nhân dân trên địa bàn thị xã Điện Bàn. 
 
Điện Thắng Bắc là đơn vị đầu tiên góp mặt tại vòng bán kết. Ảnh T.K
 
       Đồng thời cuộc thi là kênh nội dung nhằm truyền thông về cải cách hành chính, chuyển đổi số hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp; nâng cao văn hóa khai thác và ý thức sử dụng công nghệ thông tin từ gia đình đến nhà trường, xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội số, gắn kết với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho người sử dụng.
       Sau Lễ khai mạc, Cuộc thi đã chứng kiến sự tranh tài sôi nổi, kịch tính và đầy hấp dẫn của các đội tại vòng loại. Kết quả, 7 đội thi xếp thứ nhất gồm Điện Thắng Bắc, Điện Phương, Điện Ngọc, Vĩnh Điện, Điện Quang, Điện Hồng, Điện Trung và 02 đội thi xếp thứ nhì có điểm số cao nhất đó là Điện Dương, Điện Tiến đã giành quyền vào thi đấu tại Vòng bán kết. Cuộc thi số 1 tại vòng bán kết sẻ diễn ra vào lúc 7 giờ 30 phút, Chủ Nhật, ngày 27/10 tại Hội trường UBND phường Điện An.
                                                                                                          Tào Ka 

Chiều ngày 16/10, tại phòng họp số 1, UBND thị xã tổ chức họp nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách Xã hội thị xã.
       Tham dự có các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã; Ban Giám đốc và tổ trưởng các tổ nghiệp vụ Ngân hàng;
       Bà Nguyễn Thị Minh Châu - TUV, Phó Chủ tịch UBND thị xã chủ trì cuộc họp.
 
 
       Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 681 tỷ 255 triệu đồng, tăng tuyệt đối so với 31/12/2023 là 45 tỷ 242 triệu đồng tỉ lệ tăng là 7,11%. Công tác tín dụng 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng dư nợ 30 tỷ 402 triệu đồng tỉ lệ tăng là 5,7% đạt 100% kế hoạch giao; huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt 100% kế hoạch, tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 6,5%/ tổng dư nợ. 
       Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách của Phòng giao dịch, chất lượng điểm giao dịch xã, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách của từng xã, phường, kết quả xếp loại tổ được giữ vững và nâng lên (tính đến ngày 30/9 toàn thị xã có 313 tổ TK&VV; trong đó có 309 tổ đạt loại tốt chiếm tỷ lệ 98,7%, Tổ đạt loại khá là 4 tổ chiếm tỷ lệ 1,27 %, không có tổ Trung bình, yếu kém). 
 
 
       Công tác kiểm tra, giám soát từ Ban đại diện HĐQT đến Hội, đoàn thể thị xã và xã, phường đã hoàn thành 100% kế hoạch năm 2024. Qua kiểm tra, giám sát, các Hội, đoàn thể chính trị xã hội nhận nguồn vốn ủy thác thị xã đến xã, phường, nhìn chung các quy định của Chính phủ, HĐQT NHCSXH được triển khai thực hiện đúng quy định, vốn tín dụng chính sách được nhân dân tiếp cận, sử dụng có hiệu quả, đời sống được cải thiện, nghĩa vụ trả gốc, lãi cho ngân hàng theo cam kết, ý thức trả nợ của người vay được nâng lên.
       Cuộc họp đã thảo luận, triển khai phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.
                                                                                                           Tào Ka

       Sáng ngày 16/10, tại hội trường UBND phường Điện Thắng Nam, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ thay thế phương pháp sản xuất mô gối truyền thống năm 2024. 
 
Quan cảnh Hội thảo mô hình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ
 
       Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Chánh Thiện - CT Hội Nông dân thị xã; ông Lê Văn Ngọ -  phó trưởng phòng Kinh tế; ông Ngô Văn Tân - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp; ông Phạm Minh Triều - BT Đảng uỷ phường Điện Thắng Nam; cùng  hơn 40 đại biểu là đại diện lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể, các nông dân tham gia mô hình và ngoài mô hình trên địa bàn xã Điện Hoà và phường Điện Thắng Nam.
       Từ tháng 6 đến tháng 9/2024, Trung tâm KTNN thị xã Điện Bàn đã phối hợp với UBND xã Điện Hòa và phường Điện Thắng Nam thực hiện mô hình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ thay thế phương pháp sản xuất mô gối truyền thống với qui mô 1.600kg giống nấm rơm tại 3 hộ/2 điểm. Qua quá trình thí điểm, thời gian chu kỳ sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ dài hơn phương pháp mô gối truyền thống 6 ngày; mặc dù năng suất phương pháp mô gối truyền thống có năng xuất cao hơn phương pháp mô hình trụ là 15kg/tấn nguyên liệu; tuy nhiên hiệu quả kinh tế phương pháp mô hình trụ mang lại cao hơn mô gối truyền thống là 400.000đ/tấn nguyên liệu, do tiết kiệm khoản 50% công lao động. Bên cạnh đó, mô hình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ sinh trưởng phát triển tốt, không phun thuốc trừ sâu bệnh, thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ các chất nguyên phế liệu phụ phẩm ngành nông lâm nghiệp, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 
 
Các đại biểu tham quan mô hình
 
       Tại hội thảo, các đại biểu đã được giải đáp các vấn đề xoay quanh việc trồng nấm, các loại bệnh hại nấm rơm,… và trực tiếp tham quan mô hình tại hộ sản xuất ông Lê Tự Thống, khối phố An Thanh, phường Điện Thắng Nam.
                                                                                                            Yến Nhi

      Sáng ngày 15/10/2024, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn phối hợp với UBND phường Điện Thắng Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể tuần hoàn nước. Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Minh Châu – PCT UBND thị xã; Ban Giám đốc Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp cùng hơn 40 đại biểu là đại diện lãnh đạo và các hộ dân có chăn nuôi tập trung quy mô lớn tại 12 xã, phường trên địa bàn thị xã.

Quan cảnh hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể tuần hoàn nước

      Năm 2023, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã triển khai mô hình Nuôi cá Chình thương phẩm trong bể tuần hoàn nước tại hộ chăn nuôi của anh Nguyễn Hữu Quốc Cường – khối phố Phong Lục Tây - phường Điện Thắng Nam. Đây là Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thuỷ sản áp dụng trên đối tượng có giá trị kinh tế cao.

      Trước khi triển khai, hộ anh Nguyễn Hữu Quốc Cường đã được Trung tâm KTNN thị xã đưa đi tham quan học tập mô hình tại huyện Đại Lộc. Trong quá trình triển khai, hộ cũng đã đi tham quan học tập ở một số địa phương có nghề nuôi cá chình phát triển. Sau khi nắm bắt quy trình kỹ thuật, hộ đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư, nâng cấp nhà xưởng, bể nuôi, hệ thống lọc cơ học, lọc sinh học cũng như máy móc thiết bị khác, trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí con giống, thức ăn; hộ tham gia thực hiện mô hình đối ứng 50% kinh phí con giống và tự đầu tư 50% thức ăn còn lại. Sau 1 năm triển khai, ước tính hiệu quả sản xuất qua theo dõi 1 bể 600 con với tỷ lệ sống bằng 90%, tổng chi phí sản xuất ban đầu hơn 239 triệu đồng, qua đó đạt doanh thu hơn 466 triệu đồng, mang hiệu quả kinh tế hơn 226 triệu đồng. Từ 1 bể nuôi được hỗ trợ ban đầu, đến nay, hộ anh Cường đã mở rộng quy mô trại nuôi lên thành 6 bể.

Các đại biểu tham quan mô hình

      Tại hội thảo, các đại biểu được anh Cường trực tiếp hướng dẫn tham quan mô hình, chia sẻ nhiều thông tin về các yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ… đồng thời được lãnh đạo UBND thị xã và Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc nhân rộng mô hình trong thời gian đến. 

Yến Nhi

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019779298
Hôm nay
Hôm qua
5043
8781