0235.3867334

       Chiều ngày 19/7, UBND thị xã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai 1 số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến. Ông Trần Úc - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thị xã chủ trì hội nghị.
 
 
       Trong năm 2023, trên địa bàn thị xã Điện Bàn chịu ảnh hưởng 3 đợt thiên tai gây ra các đợt mưa lớn trên diện rộng từ ngày 11 đến 18/10 với tổng lượng mưa phổ  biến từ 400 - 900mm; từ ngày 30/10 đến 1/11 và từ ngày 12/11 đến ngày 17/11 với lươngn mưa phổ biến từ 120 đến 400mm. Trong đó, đợt mưa từ ngày 11 đến 18/10 đã gây thiệt hại 30,5ha hoa màu  trên 70%, gần 29ha thiệt hại từ 50 -70% và hơn 14ha thiệt hại từ 30-50%. Có 115.000 chậu cây cảnh bị thiệt hại trên 70%, 160.000 chậu thiệt hại từ 50-70%; cây trồng lâu năm có 2ha bị thiệt hại trên 70%; 160m bờ kè, 3.000m kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 6 cống bị hư hỏng, cuốn trôi; 2 trạm bơm bị vùi lấp, hư hỏng; 2.600m đường giao thông bị sạt lở với tổng thiệt hại khoảng hơn 10 tỷ đồng và trong 6 tháng đầu năm 2024 do nóng kéo dài đã gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân. 
       Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND và Ban Chỉ huy thị xã đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, phường triển khai các biện pháp phòng ngừa ứng phó. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra. Thường xuyên tuyên truyền để nhân dân biết và chủ động trong công tác ứng phó đồng thời khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
       Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận nêu lên những khó khăn, vướng mắt trong triển khai thực hiện và đề ra các giải pháp để thực hiện tốt công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão sắp đến.
Mi Ni 

        Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và “Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch”, công tác bảo vệ môi trường luôn là nội dung được chú trọng và quan tâm nhiều nhất từ thị xã đến thôn, khối phố. Nhiều hoạt động, phong trào diễn ra sôi nổi, xuất hiện nhiều tấm gương sáng về bảo vệ môi trường trong đó có cô Lê Thị Tuyết Lý - hội viên chi hội phụ nữ khối phố Ngân Giang (phường Điện Ngọc) là tấm gương tiêu biểu trong thực hiện phân loại rác thải và vận động hội viên, phụ nữ trong khối phố làm theo.

        Nghỉ hưu từ năm 1991, dù lớn tuổi cô vẫn tự nguyện đi gom củ quả dập, úng và các túi  nilon, chai, lọ,…ở khu phố chợ Điện Ngọc và khu vực xung quanh khu dân cư  mang về phân loại. Củ quả dùng được cô làm thức ăn nuôi heo nuôi gà phát triển thêm kinh tế gia đình, những túi ni long cô giặt phơi khô mang bán cho các cơ sở phế liệu, vừa có thu nhập vừa góp phần bảo vệ môi trường.

         Sau giờ tan chợ khoảng 10 giờ 30 đến 11 giờ, buổi sáng cô đã có mặt ở chợ để gom nhặt những lá rau và củ quả bị dập, bị hỏng mà các thương lái bỏ đi, và các túi nilon đựng rau bị rách và bẩn, bất kể trời nắng hay mưa cô cũng có mặt đúng giờ. Những hôm được nhiều thì khoảng được 10kg, còn lại những ngày thường khoảng 7-8 kg. Số lượng này bao gồm rất nhiều loại nên sau khi phân loại, cô bán được khoảng 50.000-60.000 đồng. Cô cho biết, công việc này thu nhập không cao nhưng đổi lại mình góp phần làm sạch môi trường.

         Cô Lý cho biết thêm, chợ Điện Ngọc là chợ đầu mối nên các thương lái dồn về đây hoạt động từ rất sớm, có lúc cô cũng phải đi từ sáng sớm lúc 3- 4 giờ sáng để có thể gom nhặt hết được. Có những ngày rác thải túi nilon nhặt được 2 bao khoảng 20kg rất công kềnh và khó chở, chưa kể những túi đựng có mùi hôi thối nồng nặc cô phải gấp gọn cuộn từng cái túi lại để có thể chở được về nhà. Sau đó cô phân ra và giặt sạch các túi để phơi khô và gom bán cho các cơ sở phế liệu. Kinh phí thu được, ngoài việc trang trải việc chợ búa, cô còn tham gia ủng hộ cho chương trình “ Việc làm nhỏ- công trình lớn” của chi hội phụ nữ khối phố Ngân Giang nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào nguồn quỹ giúp đỡ phụ nữ, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong khối phố.

         Địa bàn khối phố Ngân Giang nằm sát cạnh khu phố chợ đầu mối Điện Ngọc. Hơn 80% dân cư ở đây sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh tại chợ. Hàng ngày lượng hàng hóa và người tập trung về đây rất lớn. Do đó tình trạng vệ sinh môi trường luôn là vấn đề hết sức quan tâm. Khối phố thường xuyên tuyên truyền vận động các hộ dân buôn bán dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh môi trường sau mỗi buổi chợ. Rất nhiều người dân có ý thức bảo vệ môi trường, nhưng cũng có bộ phận không nhỏ người dân chưa có ý thức cao. Từ những việc làm nhỏ bé nhưng thiết thực, cô đã góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, xây dựng đô thị văn minh tại địa phương.

          Bà Võ Thị Tư – Chủ tịch Hội LHPN phường Điện Ngọc cho biết, từ những việc làm của cô Lê Thị Tuyết Lý, nhiều chị em đã học tập và làm theo. Để lan toả những việc làm ý nghĩa này, trong thời gian tới chi hội phụ nữ khối phố Ngân Giang sẽ khảo sát và ra mắt mô hình “Thu gom rác thải nhựa từ chợ và biến rác thải thành tiền”, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tạo nguồn quỹ để giúp đỡ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn khối phố.

Huyền Chi

       Trong thời gian qua, chi đoàn thôn Đông Lãnh – xã Điện Trung đã xây dựng và duy trì thực hiện tốt mô hình "Tủ sách thanh niên" tại đơn vị, giúp Đoàn viên thanh niên và thanh thiếu niên tìm hiểu, bổ sung các thông tin, kiến thức về các lĩnh vực, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng văn hóa đọc trong toàn thể Đoàn viên thanh niên.

        Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, có nhiều cách để tiếp cận thông tin, tra cứu kiến thức về các lĩnh vực trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Song, sách vẫn giữ vai trò quan trọng không thể thiếu đối với mỗi người, đọc sách là phương pháp tích lũy kiến thức hiệu quả, giúp các bạn trẻ trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức, bồi đắp lý tưởng sống cao đẹp. Một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà còn rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tưởng tượng, sáng tạo… giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống. Giới trẻ ngày nay lại đang lãng phí quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, phim, game hay truyện, tiểu thuyết ngôn tình tràn lan trên mạng… Sách dần trở nên quá xa xỉ và bị lãng quên.

        Nhằm nâng cao chất lượng văn hóa đọc trong đoàn viên thanh niên, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, sống có trách nhiệm với cộng đồng, Chi đoàn thôn triển khai xây dựng mô hình Tủ sách “Thanh niên” nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của thế hệ thanh niên, giúp thanh niên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các tác phẩm, lời chỉ dạy của Bác; tìm hiểu khoa học kỹ thuật, hiện thực hóa hoài bão, ước mơ, khát vọng cống hiến và thúc đẩy đam mê đọc sách trong thanh niên. “Tủ sách thanh niên” được chi đoàn xây dựng và đặt tại nhà văn hoá thôn với hàng trăm đầu sách, báo, tài liệu phong phú về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, pháp luật, chính trị, khoa học, nông nghiệp, dân gian và truyện tranh để phục vụ nhu cầu đọc sách, học tập, cập nhật thông tin, kiến thức của đoàn viên, thanh niên và nhân dân.

        Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên và nhân dân đối với việc đọc sách để cập nhật kiến thức phục vụ lao động sản xuất và cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần, đồng thời để làm phong phú hơn nguồn sách tại tủ sách, thị Đoàn đã tặng cho chi đoàn mô hình thư viện số với các loại sách nông thôn mới, kỹ năng sống, lịch sử, phát triển bản thân và pháp luật. Từ đó, nguồn sách, báo tại tủ sách ngày càng phong phú và đa dạng, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và nhân dân đến tham gia đọc sách. Những buổi sinh hoạt chi Đoàn hay những lúc trong thôn tổ chức các cuộc họp, sự kiện bà con nhân dân và các bạn đoàn viên, thanh niên tập trung đến tủ sách để đọc sách, báo thư giản tinh thần cũng như bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Tủ sách trở thành 1 địa chỉ không thể thiếu đối với các bạn trẻ và bà con nhân dân trong thôn.

        Sinh hoạt đọc sách là một trong những nội dung chính được chi đoàn duy trì thường xuyên trong lịch họp hàng tháng, mỗi tháng các bạn đoàn viên, thanh niên sẽ chia sẻ và nói lên cảm nhận của mình về cuốn sách đã được đọc và nghiên cứu. Qua đó, giúp cho đoàn viên, thanh niên yêu sách, lan toả tinh thần đọc sách, làm việc tốt, học tập từ Bác qua những việc nhỏ nhất góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân mỗi đoàn viên, thanh niên. Tủ sách thường xuyên được cập nhật, bổ sung để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trẻ. Độc giả có thể đọc sách tại chỗ, đồng thời có thể liên hệ để mượn sách (bản giấy) theo nhu cầu và tải app trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng để nhận bản sách điện tử đọc miễn phí hoặc chọn những ấn phẩm điện tử mà mình quan tâm.

         Việc xây dựng tủ sách “Thanh niên” là một hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập với mục tiêu bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, xây dựng môi trường học tập suốt đời, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời.

Mi Ni

       Chiều ngày 19.7, đoàn công tác huyện Hoằng Hoá do đồng chí Lê Văn Phúc - UVBTV Huyện uỷ, PCT UBND huyện Hoằng Hoá làm trưởng đoàn đã đến thăm đối tượng người có công trên địa bàn thị xã Điện Bàn nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sỹ 27.7. Cùng đi với đoàn có ông Ngô Văn Trịnh - UVBTV, PCT HĐND Thị xã.
 
 
       Đoàn đến thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Trị, khối phố Thanh Quýt 2, phường Điện Thắng Trung; bà Ngô Thị Tình, vợ liệt sỹ, thôn Xóm Bùng, xã Điện Hoà; bà Nguyễn Thị Bán, vợ liệt sỹ, thôn Xóm Bùng, xã Điện Hoà; Thương Binh Nguyễn Đức Trĩ, thôn La Huân xã Điện Thọ; Thương binh Trương Tâm, thôn Châu Lâu, xã Điện Thọ, tặng mỗi suất quà trị giá 2 triệu đồng. 
 
 
       Tại những nơi đến thăm, lãnh đạo hai địa phương đã ân cần thăm hỏi sức khỏe và bày tỏ sự biết ơn về những đóng góp to lớn của các gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với Tổ quốc. Đồng thời, mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, sẽ tiếp tục cùng với địa phương xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh, chấp hành pháp luật, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước.
                                                                                                 Thu Hằng – Tấn Quốc

       Sáng ngày 19/7, Trường Đại học Keimyung (Hàn Quốc) và trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (Điện Tiến) đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành sân bóng đá mini và trao tặng vật phẩm do Trường Đại học Keimyung (Hàn Quốc) tài trợ.
       Tham dự có ông Nguyễn Hồng Tĩnh - Phó Phòng GD&ĐT thị xã; ông Trương Công Phúc - PGĐ TT VH-TT&TT-TH thị xã; ông Đỗ Diên - BT Đảng ủy xã; bà Nguyễn Thị Thiện - ĐUV, PCT UBND xã; Cô giáo Hồ Thị Bích - Hiệu trưởng trường TH Hoàng Văn Thụ.
       Về phía đoàn sinh viên tình nguyện Đại học Keimyung (Hàn Quốc) có Giáo sư Kim WonJin - Trưởng đoàn tình nguyện.
 
 
       Được sự cho phép của Bộ Ngoại giao 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc, sự đồng ý của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam và theo kế hoạch của Trường ĐH Keimyung (Hàn Quốc) về hoạt động tình nguyện mùa hè năm 2024. Trường ĐH Keimyung đã giao lưu, kết nghĩa với Trường TH Hoàng Văn Thụ từ ngày 12/7. Sau một tuần lao động, giao lưu văn hóa, các bạn sinh viên tình nguyện đã lao động hăng say, nhiệt tình, sự chào đón và hoang nghênh đầy tình cảm chân thành của thầy và trò trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ; sự nỗ lực hết mình về vật chất và tinh thần từ hai phía, sân bóng đá mini cùng một số vật chất phục vụ dạy và học đã hoàn thành theo tiến độ đề ra của Đoàn.
 
 
       Tại buổi lễ, giáo sư Kim WonJin - Trưởng đoàn tình nguyện đã chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu, các quý thầy cô trường TH Hoàng Văn Thụ, các quan chức hành chính tại địa phương, các bạn sinh viên Việt Nam và người dân đã chào đón đoàn tình nguyện. Ông phát biểu rằng: ngay từ lúc được đặt chân đến đây, với sự hoan nghênh nhiệt tình, ấm áp của các thầy cô trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, ông thỏa mái như được trở về quê hương; thời gian một tuần qua là khoản thời gian quý giá mà đoàn tình nguyện của trường ĐH Keimyung đã học hỏi được nhiều điều thông qua sự chăm chỉ, công tác tình nguyện và giao lưu văn hóa. Nếu có cơ hội ông vẫn mong có thể được quay trở lại một lần nữa trong đời.
 
 
       Tại chương trình, các đại biểu đã cắt băng khánh thành sân bóng đá mini có diện tích 595m vuông, trị giá 9.000 USD (tương đương hơn hai trăm triệu đồng Việt Nam). Ngoài ra, Trường Đại học Keimyung (Hàn Quốc) trao tặng 8 phần học bổng trị giá 1.000 đôla cho 6 em học sinh có thành tích tốt mỗi em 100 đôla và 2 sinh viên trường Đại học Đông Á đã tham gia tích cực vào hoạt động tình nguyện của đoàn trường Đại học Keimyung mỗi em 200 đôla. Hai bên, giữa trường Đại học Đại học Keimyung và trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã trao tặng nhau những phần quà ý nghĩa, thắm chặt tình đoàn kết hữu nghị như nón lá Việt Nam có vẽ quốc kỳ của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, cặp laptop và túi xách làm từ chất liệu thân thiện với môi trường do chính trường đại học Keimyung chế tác…
      Sau chương trình cắt băng khánh thành, các bạn sinh viên đoàn tình nguyện Trường đại học Keimyung đã có chương trình giao lưu với các em học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ với những phần việc như triển lãm ảnh, tạo hình con vật bằng bóng bay, các trò chơi dân gian.
                                                                                                           Tào Ka

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019885034
Hôm nay
Hôm qua
5645
7679