
Xã Điện Phong hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp

0235.3867334
Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các phong trào của hội. Trong đó, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt ở xã Điện Thọlà một trong những cựu chiến binh điển hình đã nỗ lực vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và làm nhiều việc có ích cho xã hội.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt là điển hình tiêu biểu trong phong trào Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi tại thị xã. Được rèn giũa trong môi trường quân ngũ (từ 1992 - 1994), năm 1995 trở về địa phương, ông Kiệt bắt tay vào làm kinh tế với mô hình sản xuất nấm rơm.
Gần 30 năm qua, với đam mê và ý chí mạnh mẽ của người lính Cụ Hồ, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt đã gặt hái nhiều thành công trên con đường sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt với bản chất năng động, luôn muốn đột phá và tìm kiếm những mô hình kinh tế mới, đạt hiệu quả cao, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt học hỏi ở khắp nơi trên cả nước và kể cả nước ngoài trong những chuyến đi thực tế, để có thêm kiến thức, kinh nghiệm, áp dụng mô hình kinh tế mới tại địa phương.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, ông Kiệt cho biết: "Để phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, trước hết bản thân cần kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn. Cùng với đó, phải nghiên cứu nắm bắt thị trường, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương; tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất".Ông đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội CCB Việt Nam... tặng nhiều bằng khen trong lao động sản xuất.
Năm 2002, từ mô hình sản xuất nấm rơm quy mô nhỏ, ông Kiệt mạnh dạn thuê đất, đầu tư trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi gà, bò… trên diện tích 1,5ha. Đến năm 2016, ông kết hợp với một số cá nhân thành lập Công ty cổ phần Giống nông nghiệp Điện Bàn. Trong đó, ông Kiệt được biết đến là một trong 2 người “cha đẻ” của sản phẩm OCOP 3 sao - Gạo Phong Thử nổi tiếng. Không giống cách trồng lúa thông thường là thường xuyên bón phân hoá học hay thuốc trừ sâu bệnh cho lúa, mô hình trồng lúa Gạo Phong Thử được thực hiện theo phương pháp hữu cơ với quy trình sản xuất hết sức nghiêm ngặt của cơ quan chuyên môn, thực hiện 5 không đó là: Không dùng thuốc diệt cỏ, không phun thuốc trừ sâu, không phân bón hoá học, không chất bảo quản và không sử dụng giống biến đổi gen. Đồng thời, ông Kiệt tận dụng nguồn phế phẩm để chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 12 lao động, 30 lao động thời vụ tại địa phương với mức thu nhập bình quân từ 6,5 đến 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Lúc cao điểm, trang trại ông chăn nuôi gần 100.000 con gà, hơn 200 con bò cùng các ao nuôi cá nước ngọt mỗi vụ xuất bán 25-30 tấn cá các loại. Hiện nay, trung bình mỗi năm trang trại của ông Kiệt cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng, lợi nhuận 200-300 triệu đồng/năm. Mô hình được nhiều đơn vị, địa phương đến tham quan, học tập kinh nghiệm, nhân rộng.
Trên chặng đường xây dựng kinh tế, ông Kiệt gặp không ít thử thách, thất bại, những tưởng có lúc phải bỏ cuộc. Chẳng hạn như đợt dịch cúm A (H5N1) vào năm 2004 khiến toàn bộ trang trại gà phải tiêu hủy; hay đợt hỏa hoạn tại xưởng thu mua nông sản cách đây vừa tròn 1 năm… “Với đam mê, kiên trì và niềm tin vào bản thân, đặc biệt nhờ được rèn giũa qua môi trường quân đội đã giúp tôi có bản lĩnh vượt qua những chông gai và thử thách” - ông Kiệt nói.
Bên cạnh đó, ông Kiệt còn tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, ông Kiệt đã được Đảng, chính quyền và nhân dân tín nhiệm giao phó nhiệm vụ bí thư chi đoàn thôn Đông Hoà, nay là thôn Đông Đức, xã Điện Thọ từ năm 1994 – 2001. Từ năm 2001 đến nay, ông là Trưởng ban nhân dân thôn Đông Hoà. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt luôn học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, nâng cao kinh nghiệm công tác, cùng với nhiệt huyết và sức trẻ, bản thân ông đã cùng với cán bộ, hội viên và nhân dân thôn nhà xây dựng thành công Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích cải tạo, chỉnh trang trên 65 ha, xây dựng các tuyến đường…tạo diện mạo khang trang trong khu dân cư. Từ đó, đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân thi đua phát triển kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao, đóng góp không nhỏ cho xã Điện Thọ khi năm 2017 thôn được công nhận Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu.
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về sáp nhập thôn, khối phố trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Thôn Đông Hoà được chọn làm thí điểm sáp nhập ba thôn: Đức Ký Bắc, Đức Ký Nam, Đông Hoà lại thành một thôn Đông Đức như hiện nay, ông Nguyễn Văn Kiệt tiếp tục đảm nhận làm trưởng thôn. Bước đầu, gặp rất nhiều khó khăn nhưng bản thân ông luôn nỗ lực cùng với cán bộ quân chính, cán bộ, hội viên cựu chiến binh và nhân dân thôn đoàn kết, khắc phục những vướng mắc ban đầu để ổn định và đưa thôn đi vào hoạt động nền nếp. Cùng với đó, ông Kiệt đã vận động bà con đồng hương ở trong và ngoài địa phương hỗ trợ quê hương xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, lắp đặt đèn đường, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng khác, từ đó đã tạo những chuyển biến rõ nét, xây dựng thôn Đông Đức ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp. Tháng 4 năm 2021, thôn Đông Đức, xã Điện Thọ được UBND thị xã công nhận khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu.
Ngoài ra, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt cũng rất tích cực trong công tác nhân đạo, từ thiện, tận tình giúp đỡ những gia đình cựu chiến binh, nhân dân trong thôn, xã có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.Những năm qua, người dân trên địa bàn thôn Đông Đức, xã Điện Thọ luôn quen thuộc với hình ảnh người cựu chiến binh giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh này.
Chia sẻ về động lực thôi thúc bản thân ông Kiệt thực hiện hoạt động nhân đạo, từ thiện, ông tâm sự: “Nguyện vọng của bản thân tôi là luôn muốn ai ai cũng có cuộc sống đủ đầy. Tôi có điều kiện hơn những người khác một chút, nên cũng mong muốn đóng góp sức mình cho xã hội. Giúp đỡ họ cũng là một niềm hạnh phúc giản đơn của tôi”.
Ông Nguyễn Phước Sáu, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Điện Bàn nhận xét: “Đồng chí Kiệt là tấm gương sáng, tiêu biểu trong các hoạt động của hội cựu chiến binh thị xã. Gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động tại địa phương. Rời quân ngũ, trở về với đời thường, đồng chí đã quyết tâm vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực cho xã hội.”
Với những đóng góp trong hoạt động xã hội và phát triển kinh tế gia đình, nhiều năm liền cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt được nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp của Tỉnh uỷ Quảng Nam, UBND tỉnh; Huy hiệu có công xây dựng Tỉnh Quảng Nam sau 20 năm chia tách tỉnh; Giấy khen UBND thị xã Điện Bàn và là hội viên sản xuất kinh doanh giỏi cấp Hội Cựu chiến binh tỉnh, TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Từ những việc làm thầm lặng nhưng mang đầy ý nghĩa nhân văn, sâu sắc, từ những nỗ lực không mệt mỏi của bản thân vươn lên phát triển kinh tế, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hiệu quả, cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt thật sự là một tấm gương sáng, mẫu mực xứng đáng cho mọi người xung quanh và các đồng đội học tập và noi theo.
Thu Hằng
Sáng ngày 12.11, Uỷ ban nhân dân thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm soát tài sản, thu nhập năm 2024.
Dự hội nghị có ông Trần Hải Vân - Phó Bí thư Thường trực thị uỷ, Chủ tịch HĐND thị xã; ông Trần Úc - Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã.
Tại hội nghị, các đại biểu được báo cáo viên thanh tra tỉnh truyền đạt các nội dung liên quan theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng năm 2028 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; tài sản, thu nhập phải kê khai; phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập; quy trình xác minh tài sản, thu nhập; hướng dẫn thực hiện các mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập…
Thực hiện thi hành biện pháp kiểm soát tài sản thu nhập, tài sản thời gian qua cho thấy những vướng mắc, bất cập chủ yếu tập trung vào thực hiện việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập. Hội nghị này góp phần tổng kết việc thực hiện và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập đó.
Thu Hằng
Trong những năm gần đây, nghề trồng nấm khá phát triển, mang lại lợi nhuận cao, sản phẩm từ nấm bổ sung nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, đặc biệt một số chủng loại nấm có khả năng điều trị bệnh. Hơn nữa, trồng nấm góp phần tăng trị trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cung cấp sản phẩm xuất khẩu có giá trị làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.
Trước những hiệu quả đó, Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp thị xã Điện Bàn đã tiến hành triển khai thực hiện mô hình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ thay thế phương pháp sản xuất mô gối truyền thống nhằm xem xét kết quả mang lại, nhân rộng quy mô sản xuất trên địa bàn.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2024, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã chọn 3 hộ trên địa bàn phường Điện Thắng Nam và xã Điện Hoà thực hiện sản xuất 1600 ký giống nấm rơm. Các hộ được chọn đợt nàyđảm bảo điều kiện về nhà xưởng và nhiệt tình ham học hỏi, đồng thời, cam kết thực hiện đúng yêu cầu về kỹ thuât được ứng dụng trong mô hình
Ông Ngô Văn Tân, giám đốc Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã chia sẻ: “Để đảm bảo sản xuất hiệu quả, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã tổ chức tập huấn và trực tiếp hướng dẫn cho nông dân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật từ các bướccải tạo nhà xưởng phù hợp; Tập huấn quy trình sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ, các quy trình xử lý nguyên liệu, cấy giống, nuôi ủ sợi, chăm sóc và thu hái….”.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật của trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thường xuyên theo dõi hướng dẫn nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn nông dân mở sổ ghi chép theo dõi quá trình sản xuất, cụ thể là nhiệt độ và độ ẩm cũng như năng suất. Trong đó, đối với việc xử lý nguyên liệu đặc biệt chú ý việc ủ giống, Nuôi ủ sợi đảm bảo về nhiệt độ, không khí, đảm bảo nhiệt độ không khí: 32 – 370C; độ ẩm từ 70 - 75%.
Trong chăm sóc và thu hái, chú ýnhà chăm sóc phải thông thoáng, tránh gió lùa trực tiếp, ánh sáng yếu toả đều khắp bề mặt tất cả mô nấm để quả thể nấm phát triển đều, nhiệt độ từ 28 - 320C, ẩm độ không khí từ 80 – 90%.
Mới đây, tại hội trường UBND phường Điện Thắng Nam, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bànđãtổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình. Tại hội thảo, các đại biểu được giải đáp các vấn đề xoay quanh việc trồng nấm,các loại bệnh hại nấm… và trực tiếp tham quan mô hình tại hộ sản xuất ông Lê Tự Thống, khối phố An Thanh, phường Điện Thắng Nam. Qua sản xuất mô hình thử nghiệm, kết quả đạt được từ mô hình sản xuất theo phương pháp mô trụ lãi tăng so với phương pháp mô gối truyềnthốnglà: 400.000đ/tấn nguyên liệu.
Về mặt kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ đơn giản và dễ áp dụng, giảm hơn 50% công lao động nên chủ động hơn trong sản xuất, tăng sản lượng nấm. Môhình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụsinh trưởng phát triển tốt, không phun thuốc trừ sâu bệnh, thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ các chất nguyên phế liệu phụ phẩm của ngành nông, lâm nghiệp góp phầnlàm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái cộng đồng và sức khỏe con người.
Ông Ngô Văn Tân, giám đốc Trung tâm KTNN thị xã cho biết thêm: “Qua thí điểm mô hình sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ, trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã nhận thấy mô hình có khả năng thích nghi cho sản xuất nấm quanh năm, kỹ thuật dễ áp dụng, giảm 50% công lao động nên chủ động hơn trong sản xuất, tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập”.
Do đó, thời gian đến, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã đề nghịUBND thị xã Điện Bàn tiếp tục hỗ trợ kinh phí để Trung tâm thí điểm mô hình sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ để đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế nhằm nhân rộng mô hình ở các địa phương khác.
Thu Hằng