0235.3867334

       Sáng ngày 30/5, UBND xã Điện Hồng phối hợp với Mặt trận, Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên và Hội Chữ thập đỏ xã tổ chức Lễ phát động tháng hành động Vì trẻ em năm 2024 và trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6.
       Tham dự có ông Lê Ngọc Ba - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; ông Nguyễn Hữu Tuân - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; các ông bà đại diện lãnh đạo các ban, ngành, hội đoàn thể ở xã; đại diện BND 13 thôn, đại diện lãnh đạo các trường học trên địa bàn xã và 130 em học sinh tham dự chương trình. 
 
 
       Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2024 do UBND xã Điện Hồng tổ chức với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, là diễn đàn nhằm thúc đẩy sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, hội đoàn thể và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chung tay chăm sóc, bảo vệ trẻ em, phát huy quyền tham gia của trẻ em vào những vấn đề liên quan. Tập trung nội dung chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội để mọi trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh trên địa bàn xã.
 
 
       Đồng thời nhằm vận động toàn xã hội chủ động, tích cực, chủ động giải quyết các vấn đề về trẻ em, phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị tai nạn, thương tích nhất là đuối nước, tai nạn giao thông.
       Tại buổi lễ, UBND, UBMT và các hội đoàn thể xã đã trao 20 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mỗi xuất 500.000đ. Tặng 12 xuất quà cho trẻ em khuyết tật tại nhà, mỗi xuất 500.000đ. Tặng quà cho 130 em tham dự buổi Lễ, tổng kinh phí hơn 19 triệu đồng.                                                                   
                                                                                                              Tào Ka

       Sáng ngày 29/5, tại Hội trường Phòng Giáo dục thị xã, cơ quan BHXH phối hợp với Phòng GD&ĐT thị xã tổ chức chương trình trao tặng thẻ BHYT cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã.
       Tham dự có bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - TUV, Phó Chủ tịch UBND thị xã; bà Trần Thị Thanh Vân - TUV, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã; ông Phạm Đình Tuấn Dũng - Giám đốc BHXH thị xã; đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành liên quan; đại diện lãnh đạo hai đơn vị tài trợ là Trung tâm Y tế thị xã và Phòng khám Đa khoa Trí Tâm. 
 
 
       Chương trình đã trao 35 thẻ bảo hiểm y tế do Trung tâm Y tế Thị xã Điện Bàn và Phòng khám Đa khoa Trí Tâm tài trợ. Qua đó, giúp gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh khi không may ốm đau, bệnh tật.
 
 
       Chương trình “Tặng thẻ bảo hiểm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn” là hoạt động nhằm loan tỏa chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động. 
                                                                                                             Tào Ka

SKĐS - Những bức tranh đồng được tạo nổi nhờ kĩ thuật đục (thúc) và chạm trổ, vừa có sự công phu, tỉ mỉ vừa đòi hỏi tay nghề cao của mỗi nghệ nhân làng nghề Phước Kiều (Quảng Nam).

 
 
Current Time0:37
/
Duration0:43
 
 
 
 
 
 
Auto
 

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’.

Người dân làng đúc Phước Kiều nay thuộc phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khi lớn lên đã biết nặn khuôn, rót đồng. Những sản phẩm đơn sơ như chiêng, thanh la, chuông, đồ mỹ nghệ đã trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân làng. 

Trải qua những thăng trầm của thời gian, đến nay, làng nghề Phước Kiều đã được 400 tuổi. Vào thời điểm khó khăn nhất của làng nghề, những người con yêu nghề vẫn đau đáu tìm cách giữ lửa nghề và cũng là tự mở ra cho mình con đường mưu sinh mới, nghề đục ngược trên đồng vì thế mà ra đời và tồn tại đến nay.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 1.

Sản phẩm được chạm thúc trên chất liệu đồng.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 2.

Để tạo ra những bức tranh sinh động trên chất liệu đồng, người thợ phải chuyển thể từ mẫu tranh trên giấy thành những đường nét mềm mại, sinh động sau đó được chạm, thúc, đục hoàn toàn ngược.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 3.

Trước khi chạm thúc tạo sản phẩm, người thợ phải vẽ trước trên giấy.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 4.

Những bức tranh đồng được tạo nổi nhờ kĩ thuật thúc và chạm trổ, vừa mang yếu tố kĩ thuật, vừa có sự công phu, tỉ mỉ của người thợ.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 5.

Tranh đồng có ưu thế về độ bền và được nhiều người ưa thích. Để làm được tranh đồng, người thợ phải đạt đến trình độ điêu luyện. Mỗi người thợ làm tranh đồng phải có khả năng tự làm ra những chiếc búa riêng cho mình theo yêu cầu của từng kiểu tranh đồng có chất liệu dày, mỏng khác nhau.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 6.

Ngôi nhà của nghệ nhân Dương Ngọc Long là một xưởng chế tác nhỏ. Ở đây, hơn 50 năm qua tiếng thổi lò, tiếng củi cháy lách tách để nấu đồng chưa bao giờ ngớt. Là con của một nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng trong làng, năm 12 tuổi anh Long đã biết các kĩ thuật về đúc đồng, nhưng vì niềm đam mê hội họa anh đã vào Nam ra Bắc học chạm thúc tranh đồng để thỏa sức sáng tạo.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 7.

"Tất nhiên đồng không thể tạo nên những hình ảnh, đường nét sống động được, người thợ có khả năng gò sâu hay nông là tùy tay mỗi người. Với một chiếc ve nhám, muốn nhám được chiều sâu cần có kĩ thuật cao", anh Dương Ngọc Long chia sẻ.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 8.

"Ví chiếc búa như cán cân thì một người thợ phải biết cách đập nhịp nhàng, biết cầm ngang đoạn nào để đập cho đều tay và chiếc búa cũng phải vừa với tay người thợ, không quá nặng cũng không quá nhẹ. Ve thì có nhiều loại ve, ve chạm, ve thúc, ve to, ve nhỏ,… được coi như chiếc bút vẽ của người thợ. Có những chiếc ve tôi chỉ dùng duy nhất một lần trong đời cho 1 bức tranh và không thể áp dụng cho bức tranh khác vì nó không phù hợp", anh Long cho biết.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 9.

"Kĩ thuật chạm tranh đồng thì tương đối giống nhau, nhưng chạm trên tấm đồng lớn để làm sản phẩm trang trí cho các công trình thờ cúng thì khó hơn rất nhiều vì nó dày hơn các sản phẩm thường. Nếu người thợ không có kĩ thuật cao thì khi đi ve sẽ bị chạy lung tung, không theo ý muốn của mình. Đặc biệt nghề này các hoạ tiết, đường nét đều phải đục ngược, hay còn gọi là đục âm bản, để khi hoàn thành tác phẩm sẻ được nhìn ở mặt dương bản", anh Long nói thêm.

Công phu nghề đục ngược trên đồng thành tranh ‘vĩnh cửu’- Ảnh 10.

Khó là thế và luôn đòi hỏi trình độ kĩ mỹ thuật cao, nên số người làm nghề đục ngược như anh Dương Ngọc Long không có nhiều người làm được .

Tuấn Anh

        Ba năm qua, UBMTTQVN phường Vĩnh Điện đã tổ chức học tập, quán triệt Kết luận số 01-KL/TW gắn với triển khai chuyên đề với nhiều hình thức như sử dụng tối đa hiệu quả của các trang mạng facebook, zalo để tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện việc học tập và làm theo lời Bác từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống.

       UBMT phường đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhân kỷ niệm Sinh nhật Bác 19/5 từ phường đến khối phố, Chiếu phim tài liệu về “Sự nghiệp Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Quán triệt chuyên đề: Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”…. Bên cạnh đó, UBMT phường tổ chức cuộc thi viết bài về “Những tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong Cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn phường … Qua đó, đã nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ những việc làm thiết thực, nhỏ nhất trong đời sống.

        Bên cạnh đó, Ủy Ban MTTQ Việt Nam phường luôn phát huy dân chủ trong Nhân dân thông qua các cuộc họp Nhân dân, các diễn đàn góp ý trực tiếp của Nhân dân đối với người đứng đầu cấp ủy chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng theo yêu cầu trong tình hình mới; mọi phong trào, mô hình hoạt động đều lấy hướng đến Nhân dân để thực hiện. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” trong thời gian qua, Ủy Ban MTTQ Việt Nam phường chủ trì, phối hợp với các hội đoàn thể chính trị - xã hội chỉ đạo các ban công tác mặt trận khối phố tăng cường công tác, tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực thực hiện hiệu quả phong trào “Hiến đất mở đường” để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường, kiệt hẻm trong nội thị: như: tuyến Trần Cao Vân giai đoạn 1, đoạn từ Mẹ Thứ đến Cao Thắng có gần 50 hộ gia đình bị ảnh hưởng dự án, nhân dân đã hiến đất mở đường với hơn 1.600m2 đất ở và đất cây lâu năm; chấp thuận phương án bồi thường, chủ động di dời tường rào cổng ngõ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

       Trong công tác giảm nghèo bền vững, ngay từ đầu năm, Ủy Ban MTTQ việt Nam phường triển khai kế hoạch vận động Quỹ vì người nghèo trong Nhân dân, với chỉ tiêu 90% trở lên hộ gia đình tham gia đóng góp quỹ nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân trong phong trào “Chung tay giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Từ năm 2022 đến nay, UBMT phường đã hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa 5 nhà Đại đoàn kết cho các hộ Cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 450 triệu đồng, hỗ trợ 2 phương tiện sinh kế, phương tiện học tập cho hộ nghèo, Cận nghèo trên địa bàn phường, vận động hàng ngàn suất quà có giá trị hỗ trợ cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân các dịp Tết nguyên Đán, ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc….góp phần hoàn thành chỉ tiêu của Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025 không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phường.

       Từ những việc làm thiết thực, Ủy Ban MTTQ việt Nam phường được Ủy Ban MTTQ Việt nam tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 3 năm liền 2021, 2022, 2023.

 

Thu Hằng

          Chiều ngày 24/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị xã Điện Bàn tổ chức hội nghị lần thứ 19 khoá IX, nhiệm kỳ 2019 – 2024.

          Tham dự hội nghị có ông Trần Hải Vân – PBT TT thị uỷ - CT HĐND thị xã; cùng 57 UV Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị xã khoá IX. Ông Phan Ngọc Hải, UV BTV thị uỷ - CT Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị xã chủ trì hội nghị.

 

Quan cảnh hội nghị

 

          Tại hội nghị, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị xã đã thông qua dự thảo (lần 3) báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2019 – 2024 và phương hướng, mục tiêu, chương trình hành động nhiệm kỳ 2024 – 2029; đề án nhân sự; danh sách dự kiến 59/62 vị ủy viên khóa X; danh sách giới thiệu các chức danh lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã khóa X; báo cáo kiểm điểm hoạt động Ủy ban và Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã nhiệm kỳ 2019- 2024; danh sách đoàn chủ tịch, thư ký đại hội; danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biếu MTTQ Việt Nam tỉnh khóa XI và một số nội dung quan trọng khác.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến cho nội dung chương trình đại hội

 

          Với tinh thần trách nhiệm, dân chủ và đoàn kết, Hội nghị đãtrao đổi, thảo luận và thống nhất với nội dung trong báo cáo chính trị (lần 3) trình Đại hội đại biểu UBMT thị xã lần thứ X; danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh khóa XI gồm 14 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết; đoàn chủ tịch gồm 07 vị và Thư ký đại hội gồm có 02 vị; dự kiến chương trình Đại hội có 2 phiên, vào ngày 29 và ngày 30/5/2024.

          Các ủy viên Ủy ban Mặt trận thị xã thống nhất giao Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã tổng hợp, tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện chuẩn bị đầy đủ các văn kiện trình Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam thị xã lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024-2029.

 

Yến Nhi

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019905184
Hôm nay
Hôm qua
5993
7700