0235.3867334

Sáng qua 25/01, Ban đại diện Ngân hàng chính sáchthị xãtổ chức hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – TUV, Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng ban đại diện, chủ trì Hội nghị.

 

Trong năm 2023, Phòng giao dịch ngân hàng chính sách thị xã đã hoàn thành tốt chương trình nhiệm vụ, kế hoạch được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.Theo đó, tổng nguồn vốn được giao đến 31/12/2023 là: 622 tỷ 260 triệu đồng, tăng 77 tỷ đồng so với 2022; tỷ lệ tăng là 17,2%. Trong đó: nguồn vốn TWlà495 tỷ 206 triệu đồng, chiếm 79,5%; nguồn vốn địa phươnglà29 tỷ 743 triệu đồng chiếm 4,8%; nguồn vốn huy động đạt97 tỷ 311 triệu đồng, chiếm 15,6%tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ thực hiện  đến 31/12/2023 là 530 tỷ 616 triệu đồng tăng so với đầu năm  là: 76 tỷ 663 triệu đồng, tỉ lệ tăng 16,8% đạt 99,8 % so với kế hoạch. Công tác huy động vốn ủy thác địa phương là 7 tỷ 325 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh là 21 tỷ 718 triệu đồngvà  nguồn vốn huy động đạt 97 tỷ 311 triệu đồng, chiếm 15,6%/tổng nguồn vốn. Trong năm, Phòng giao dịch đã kiểm tra 100% hồ sơ, chứng từ phát sinh và kiểm tra đối chiếu được 20 xã, phường, với 62 lượt Hội cấp xã, 66 Tổ  tiết kiệm vay vốn và trên 660 lượt hộ vay.

 

Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách của Phòng giao dịch, các điểm giao dịch được giữ vững. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp 688 hộ thoát nghèo và 239 hộ thoát cận nghèo; 1.158 học sinh sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập; hơn 3.437 công trình nước sạch, vệ sinh được xây dựng

 

Hội nghị thảo luận đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tại hội nghị, UBND thị xã đã khen thưởng cho 15 tập thể và 10 cá nhâncó thành tích xuất sắc trong công tác tín dụng năm 2023.

                                                                                                             Mi ni - Tào Ka

Phát triển du lịch trên toàn tuyến sông Cổ Cò vẫn còn là viễn cảnh nhưng khai thác tiềm năng du lịch đoạn qua Hội An của con sông này là điều khả thi.
Nét đẹp lao động trong khai thác thủy sản trên dòng Cổ Cò có thể gắn với hoạt động trải nghiệm của du khách. Ảnh: H.S
Nét đẹp lao động trong khai thác thủy sản trên dòng Cổ Cò có thể gắn với hoạt động trải nghiệm của du khách. Ảnh: H.S

Dư địa mới của du lịch Hội An

Sông Cổ Cò phần chảy qua thị xã Điện Bàn và TP.Hội An, trong đó đoạn chảy qua TP.Hội An ít bị bồi lấp và thời gian qua cũng đã cơ bản hoàn thành việc khơi thông. Đây có thể xem là đoạn tuyến thuận lợi nhất để thúc đẩy hoạt động du lịch đường sông với dòng Cổ Cò trước khi nghĩ đến việc khai thác toàn tuyến từ Đà Nẵng vào Quảng Nam.

Không chỉ là “dòng sông ký ức” chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử - văn hóa đặc sắc, đoạn sông Cổ Cò qua Hội An (thường gọi là Đế Võng) hiện sở hữu hệ sinh thái tự nhiên đa dạng cùng vị trí khá đắc địa để thu hút du khách, khai mở sản phẩm du lịch.

Các khu rừng dừa nước hiện mọc rải rác trên các quãng sông. Hai bên bờ sông có nhiều điểm đến đã định vị được dấu ấn với du khách như làng rau Trà Quế, làng chài Tân Thành… Xung quanh dòng sông có nhiều khu lưu trú cao cấp, từ dòng Cổ Cò cũng dễ dàng kết nối đến khu vực Nam Hội An bởi khoảng cách rất gần.

Ông Lê Ngọc Thuận - Giám đốc Công ty TNHH TM-DV tư vấn lễ hội và sự kiện An Bàng cho rằng: “Hệ sinh thái dịch vụ ở khu vực ven sông Cổ Cò còn quá đơn điệu, rất khó thu hút khách. Con đường hoa giấy mà các doanh nghiệp đang chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện được kỳ vọng sẽ là bước khởi đầu để thúc đẩy du lịch ven sông Cổ Cò.

Dư địa phát triển du lịch 10 năm tới ở khu vực phía đông Hội An chính là dòng sông Cổ Cò. Hy vọng cộng đồng và những người làm du lịch sẽ gặt hái được thành quả trong tương lai với bức tranh du lịch cân đối, đa sắc màu hơn”.

Ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho hay, Đề án phát triển du lịch Hội An thời kỳ mới xác định 6 không gian phát triển du lịch, trong đó có 2 không gian ưu tiên là du lịch đường thủy và kinh tế đêm.

Có thể thấy, việc phát triển du lịch đường sông Cổ Cò sẽ kết hợp cả 2 yếu tố này. Dọc theo sông Cổ Cò trong tương lai sẽ hình thành hệ thống công viên công cộng từ cầu An Bàng xuống đến Cửa Đại để tạo ra không gian du lịch mới và mở cho du lịch Hội An.

Đánh thức dòng sông huyền thoại

Cuối năm 2023, Đà Nẵng đã lập đề án phát triển du lịch đường thủy, trong đó có kết nối chặt chẽ, lấy ý kiến với phía Quảng Nam để đầu tư, nâng cấp, khai thác toàn diện các tuyến chủ lực, nhất là sông Hàn đi sông Cổ Cò trong giai đoạn 2025 - 2030.

Hội An cần tận dụng cơ hội này để khai mở chuỗi sản phẩm, dịch vụ trên sông Đế Võng trước khi “hợp lưu” với hệ sinh thái du lịch toàn tuyến Cổ Cò một khi sông được khai thông toàn bộ.

Ở góc độ kinh doanh, phát triển sản phẩm du lịch, một số doanh nghiệp gắn bó lâu năm với sự phát triển của du lịch địa phương nhìn thấy cơ hội để làm “thức giấc” dòng sông huyền thoại này.

Ông Lê Ngọc Thuận đề xuất, với hệ sinh thái sông Cổ Cò đoạn qua Hội An cần sớm xúc tiến việc xây dựng con đường nghệ thuật, tổ chức lễ hội sự kiện để cộng đồng tham gia xây dựng chuỗi dịch vụ ăn uống - mua sắm, tạo nên không gian mua bán, kéo du khách đến lưu trú, sử dụng dịch vụ.

Theo ông Lê Quốc Việt - Tổng Giám đốc Santa Việt Nam, chủ nhiệm Câu lạc bộ điểm đến Quảng Nam gìn giữ giá trị bản địa (Hiệp hội Du lịch Quảng Nam), có rất nhiều ý tưởng để thúc đẩy du lịch đường sông Cổ Cò với tính khả thi cao vì dựa trên nền tảng bản địa chứ không tiêu tốn nhiều nguồn lực.

 “Gắn với sông Cổ Cò có thể hình thành tour 3 làng (làng rau Trà Quế - làng lúa An Mỹ - làng chài Tân Thành) kết nối bằng cầu tre hoặc thuyền. Qua đó tạo vùng kinh tế đêm, khai thác mặt nước, tổ chức chợ nổi trên sông, thiết kế vật liệu tre làm điểm nhấn.

Nếu thành hiện thực thì một số hạng mục cần được đầu tư sẽ là khu đón tiếp, cầu tre, đài vọng cảnh bằng tre, điểm bán hàng OCOP… Ước tính sẽ tạo thêm 300 - 500 cơ hội việc làm cho cư dân bản địa gắn với du lịch” - ông Việt nói.

Ông Việt cho biết thêm, đề án tour 3 làng nêu trên đã trình bày với chính quyền TP.Hội An và hy vọng sẽ có những chuyển động tích cực trong thời gian tới.

 HÀ SẤU

Trong các loại hình dịch vụ, chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực trọng yếu của đời sống, nhận được sự quan tâm hàng đầu. Hiện nay, khu vực y tế tư nhân đang phát triển khá sôi động tại Quảng Nam, đây là tín hiệu vui khi y tế công - tư song hành để mang lại dịch vụ y tế đa dạng cho người dân...

Trung tâm cấp cứu tim mạch và đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức trang bị hệ thống máy móc hiện đại. Ảnh: H.D

Trung tâm cấp cứu tim mạch và đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức trang bị hệ thống máy móc hiện đại. Ảnh: H.D

Đa dạng tiếp cận

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6/2023, Trung tâm cấp cứu tim mạch và đột quỵ với trang thiết bị hiện đại, quy mô đầu tư gần 200 tỷ đồng tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn) trở thành nơi lựa chọn của đông đảo người dân khu vực miền Trung.

Được đầu tư xây dựng theo quy trình cấp cứu, quản lý các yếu tố nguy cơ đến can thiệp, phục hồi chức năng, đây là trung tâm đầu tiên của Quảng Nam chuyên về tầm soát, cấp cứu tim mạch và đột quỵ.

Cùng với việc tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân, hiện tại, tất cả xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế và liên thông dữ liệu khám chữa bệnh với Bảo hiểm y tế và phần mềm hệ thống hồ sơ sức khỏe.

Ông Trần Công Ân - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức chia sẻ, trung tâm thực hiện được hầu hết kỹ thuật can thiệp cũng như chẩn đoán và điều trị các tổn thương liên quan đến tim mạch, sọ não, kể cả việc đặt stent đối với các tổn thương hẹp động mạch trong và ngoài sọ...

“Việc tầm soát sớm đột quỵ cũng như cấp cứu đột quỵ trong “giờ vàng” rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng mỗi người.

Với mục tiêu đáp ứng nhanh, hiệu quả các yêu cầu liên quan đến tầm soát, cấp cứu và can thiệp bệnh lý tim mạch và đột quỵ, chúng tôi đi đến quyết định đầu tư trang thiết bị để thành lập Trung tâm Cấp cứu tim mạch và đột quỵ” - ông Trần Công Ân nói.

Cùng với Trung tâm cấp cứu tim mạch và đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức hiện nay được nhận định là cơ sở y tế tư nhân có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực miền Trung. 

Quảng Nam hiện nay có đến 7 bệnh viện đa khoa tư nhân đóng chân trên địa bàn, thực hiện được hầu hết kỹ thuật can thiệp trong công tác khám và điều trị. Tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển cũng là một trong những định hướng chiến lược của Quảng Nam để phát triển sự nghiệp y tế chất lượng cao.

Đại diện Sở Y tế cho biết, hệ thống y tế tư nhân đã góp phần giảm tải rất nhiều cho hệ thống y tế công lập. Đặc biệt, những năm gần đây, hệ thống y tế tư nhân có sự chuyển mình về chất lượng, chú trọng phát triển y tế chuyên sâu.

Tại Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cũng như phát triển mạng lưới cơ sở y tế, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận thuận lợi đối với các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Trong khi đó, định hướng phát triển khu vực y tế ngoài công lập tập trung cung cấp dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao, khám chữa bệnh theo yêu cầu, khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân cũng như mở rộng quy mô giường bệnh của các bệnh viện tư nhân. 

Đầu tư mạnh cho công lập

Năm 2022, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam trang bị hệ thống ECMO - một kỹ thuật hồi sức đặc biệt, thực hiện thay hoạt động của phổi và tim bệnh nhân. Kỹ thuật này đem lại cơ hội sống cho những bệnh nhân tổn thương chức năng phổi hoặc tim nặng do nhiều bệnh lý khác nhau.

BS.CKII Lê Văn Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc (ICU) Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, ECMO là kỹ thuật cao nhất của chuyên ngành hồi sức trong cấp cứu người bệnh, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ có trình độ tay nghề, chuyên môn cao và máy móc trang thiết bị hiện đại.

Khoa ICU của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã từng ngày đưa kỹ thuật này trở thành hoạt động thường quy để cấp cứu và cứu sống những bệnh nhân nặng và nguy kịch.

HĐND tỉnh vừa thông qua Nghị quyết số 51 đầu tư 210 tỷ đồng nhằm cải tạo, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân...

Trước đó, cùng với Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã được trang bị máy móc và thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại từ nhiều nguồn khác nhau.

Người dân trên địa bàn tỉnh không cần phải đến các bệnh viện trung ương ngoại tỉnh để khám, tầm soát hoặc can thiệp các kỹ thuật chuyên sâu bởi hệ thống y tế tuyến tỉnh hiện nay được trang bị máy móc, thiết bị khá hiện đại...

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị và đầu tư sửa chữa, mở rộng các cơ sở y tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án y tế thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cũng là điều kiện để nâng tầm các dịch vụ y tế, chăm sóc tốt nhất sức khỏe cho người dân.

 LÊ QUÂN

https://vneconomy.vn/ Qua rà soát pháp lý của Dự án khu dân cư Làng chài Điện Dương, chủ đầu tư nhận thấy, trình tự thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất chưa đảm bảo quy định pháp luật vì vậy sẽ trả lại dự án, với điều kiện UBND tỉnh Quảng Nam giải quyết hoàn chi phí hơn 54 tỷ đồng…

 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa nhận được Công văn số 01.2023/CV-BC của Công ty cổ phần Xây dựng Bestcon về việc trả lại Dự án khu dân cư Làng chài Điện Dương tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn.

Văn phòng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn Công ty thực hiện các hồ sơ, thủ tục và tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo đúng quy định. Còn Công ty phối hợp, cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tham mưu giải quyết.

Trước đó, tại Công văn số 01.2023/CV-BC của Công ty cổ phần Xây dựng Bestcon cho biết, sau khi được chấp thuận đầu tư, Công ty đã thực hiện các thủ tục đầu tư và chi phí những khoản liên quan là hơn 54 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua rà soát pháp lý của dự án lại nhận thấy trình tự thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất chưa đảm bảo quy định pháp luật, cụ thể chưa đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Vì vậy, nhằm tháo gỡ khó khăn để thực hiện thủ tục pháp lý dự án đúng quy định, cũng như đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp mà Công ty đã bỏ công sức và chi phí thực hiện dự án thời gian qua. Công ty sẽ trả lại Dự án khu dân cư Làng chài Điện Dương để đấu thầu, hoặc đấu giá theo quy định pháp luật, với điều kiện UBND tỉnh Quảng Nam ghi nhận, giải quyết trả lại toàn bộ chi phí mà Công ty chi trả thời gian qua.

Được biết, Công ty cổ phần Xây dựng Bestcon (trước đây là Công ty cổ phần Beton 6 Miền Trung) được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư Dự án khu dân cư Làng chài Điện Dương, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn tại Văn bản số 1125/UBND-KTN ngày 24/3/2015 và Văn bản chấp thuận đầu tư dự án số 1170/UBND-KTN ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Liên quan đến các dự án, thị xã Điện Bàn vừa báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư và số liệu ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án.

Tính đến tháng 2/2023, trên địa bàn thị xã có 120 dự án đầu tư xây dựng nhà ở (khu dân cư, khu đô thị). Cụ thể gồm: 82 dự án trong đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc; 9 dự án tại khu vực ven biển, từ ranh giới phía Đông của đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc đến biển Đông; 29 dự án nằm tại các khu vực còn lại. Ngoài ra còn có 55 dự án sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp.

Thị xã cho biết, việc quản lý thực hiện công tác ký quỹ đảm bảo đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thị xã do sở chuyên ngành tỉnh Quảng Nam đảm nhiệm. Tuy nhiên, Ban quản lý phát triển đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc bàn giao về thị xã Điện Bàn quản lý từ thời điểm ngày 1/8/2017, nên UBND thị xã đã thực hiện công tác quản lý số tiền ký quỹ của 51 dự án.

Theo thị xã, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn được triển khai việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án theo đúng quy định. Thị xã Điện Bàn hoàn trả toàn bộ tiền ký quỹ cho 1 dự án; hoàn trả 50% tiền ký quỹ cho 12 dự án khác... Bên cạnh đó, với dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, sau khi rà soát tình hình thực hiện, ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã thì: tổng số tiền phải ký quỹ (36 dự án) là gần 37,5 tỷ đồng; tổng số tiền đã thực hiện ký quỹ (34 dự án) là 29,5 tỷ đồng; số tiền đã hoàn trả đến ngày 20/2/2023 là gần 9,2 tỷ đồng.

                                                                                    Thanh Xuân

Liên quan đến việc cầu Câu Lâu cũ (nối giữa thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị đứt gãy lan can, tạo khoảng trống lớn trên thành cầu, gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông, ngày 15-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang đã ban hành Công văn số 2914 gửi địa phương cùng các ngành chức năng về việc tổ chức giao thông, sửa chữa, kiểm định và thử tải đảm bảo an toàn lưu thông trên cầu Câu Lâu cũ.
Lan can thành cầu đứt gẫy, ngã đổ do cầu đã xuống cấp nghiêm trọng.
Lan can thành cầu đứt gẫy, ngã đổ do cầu đã xuống cấp nghiêm trọng.

 

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trong thời gian chờ thực hiện các thủ tục sửa chữa, kiểm định, thử tải cầu Câu Lâu cũ, để hạn chế tác động làm cầu tiếp tục hư hỏng, đảm bảo an toàn cho cầu và các phương tiện, UBND tỉnh giao UBND huyện Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn khẩn trương điều chỉnh giới hạn tải trọng qua cầu Câu Lâu cũ từ 10 tấn xuống dưới 5 tấn; tổ chức cắm biển tại hiện trường, có giải pháp rào chắn an toàn ngay đoạn gãy trụ lan can tay vịn nhịp cầu thứ 27 (tính từ Bắc vào Nam) và tiếp tục khảo sát các đoạn khác trên toàn bộ công trình nếu có nguy cơ gãy đổ thì có giải pháp khẩn cấp để xử lý. Cùng với đó, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức và nhân dân được biết, có kế hoạch vận chuyển, đi lại phù hợp; bố trí lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát thường xuyên để xử lý vi phạm (nếu có).

UBND tỉnh Quảng Nam cũng thống nhất chủ trương và giao Sở Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm định, thử tải để xác định tải trọng giới hạn thông xe; đồng thời, khảo sát, thiết kế sửa chữa lan can, lề bộ hành; sửa chữa hệ liên kết ngang để khắc phục vết nứt dọc tim cầu và các nội dung sửa chữa, khắc phục khác sau khi có kết quả kiểm định, thử tải để xác định tải trọng giới hạn thông xe… Cùng với đó, đề nghị Khu Quản lý đường bộ III phối hợp, có phương án điều chỉnh kế hoạch phân luồng giao thông khi sửa chữa cầu Câu Lâu mới, đảm bảo không để các xe có tải trọng trên 5 tấn và xe khách trên 30 chỗ lưu thông qua cầu Câu Lâu cũ.

Trước đó ngày 12-5, các phương tiện lưu thông trên cầu Câu Lâu cũ hốt hoảng khi thấy một đoạn lan can bị đứt gẫy, tạo khoảng trống lớn trên thành cầu, gây nguy hiểm cho người đi đường. Ngay sau đó, các ngành chức năng đã dựng rào chắn, cảnh báo nguy hiểm.

Trần Tân

    Trong 2 ngày 2 và 3.2.2023,  nhằm ngày 12 và 13 tháng giêng năm Quý Mão, tại đình làng Bảo An, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn đã diễn ra Lễ Kỳ Yên và kỷ niệm 10 năm Đình Làng Bảo An được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. 

.

Múa rồng trong ngày tế lễ tại đình làng Bảo An.

    Năm nay lễ hội Kỳ yên ở đình làng Bảo An, xã Điện Quang được tổ chức gồm 2 phần lễ và phần hội. Ở phần lễ được tiến hành hết sức nghiêm trang, với đầy đủ nghi thức dân gian truyền thống. Đầu tiên là lễ rước kiệu; dâng hương, dâng rượu, dâng trà và đọc bài văn tế. Ban trị sự đình làng đình và các lễ sĩ trong áo dài, khăn đóng truyền thống, cờ phướn lộng lẫy rước sắc thần. Đây là hoạt động được dân làng Bảo An tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ công đức các bậc tiền hiền các tộc họ có công khai khẩn miền đất này đồng thời cầu mong “ quốc thái dân an”, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, để mỗi người dân nơi đây có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xóm làng yên vui.

    Ở phần hội diễn ra với các hoạt động sôi nổi như thi gói bánh tét, nấu bánh chưng; thi tem trầu cánh phượng để dâng lên các bậc tiền nhân trong ngày tế lễ. Cùng với nhiều trò chơi dân gian khá hấp dẫn như: Đập niêu, đi cà kheo, nháy bô bố, Kéo co, mèo đuổi chuột; rồng rắn lên mây; nhảy sộp, đi cầu kiểu vv… những hoạt động này càng tạo nên không khí vui tươi trước lễ hội và trước mùa xuân mới. Đặc biệt, lễ thả hoa đăng tại khu vực sông Bến Đường vào tối ngày 2.2.2023 đã tạo nên không khí lung linh, huyền ảo cả một đoạn sông của làng.

PHẠM LỘC

        Sáng ngày 15/4, tại thị xã Điện Bàn, Hội Khuyến học Tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ trao học bổng “Kế hoạch ươm mầm đại thụ Việt Nam” do ngân hàng Cathay United trài trợ học kỳ 2, năm học 2015 – 2016. Ông Juan Feng Li - Tổng Giám đốc Ngân hàng Cathay United đến dự và trao học bổng cho học sinh.

          

 

      300 em học sinh tiểu học vượt khó học giỏi của 9 huyện, thị xã, thành phố gồm Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang được nhận học bổng, trị giá mỗi suất là 600 nghìn đồng.

 

   Cũng tại chương trình, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng tại Thành phố Hồ Chí Minh trao 50 suất học bổng Lawrence S.Ting cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn và Trường THPT Nội trú tỉnh Quảng Nam. Mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.

Thu Hằng

           Lần đầu tiên, UBND TX Điện Bàn tổ chức các hoạt động thử nghiệm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng tại thôn Triêm Tây, xã Điện Phương. Chương trình diễn ra vào ngày 30.9.2015,thu hút đông đảo các doanh nghiệp lữ hành ở thành phố HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Nam tham gia trải nghiệm các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ do chính người dân thôn Triêm Tây thực hiện.

           

Làng quê Triêm Tây còn lưu giữ các giá trị thuần Việt với cảnh quan yên bình mang nét đặc trưng của làng quê sông nước. Mỗi địa danh đều bắt nguồn từ những câu chuyện thú vị khiến du khách luôn muốn tìm tòi, khám phá, từ bến đò bà Truyền, Nhà cổ Phó Ba, giếng cổ ông xã Chức, Lăng Ngũ hành Tiên nương, Miếu thờ Thần hoàng cho đến Khu du lịch sinh thái Nhà vườn Bùi Kiến Quốc.

 

       

              Du khách thích thú khi được trải nghiệm chống bè tre, chèo thuyền nan, câu cá, thả diều tại lạch Bến Quế và Cồn Hến, dệt chiếu tại nhà bà Năm Biên, trồng rau tại Vườn cộng đồng, thưởng thức những món ăn dân dã,xem biểu diễn văn nghệ địa phương và giao lưu với người dân trong làng tại ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng.

           

         Những nông dân của làng đảm nhận nhiều vai trò từ việc giới thiệu các điểm tham quan, hướng dẫn du khách làm vườn, biểu diễn văn nghệ cho đến dệt chiếu, chèo thuyền, câu cá. Ấn tượng nhất đối với du khách khi tham gia tour thử nghiệm là người dân Triêm Tây chân chất, thân thiện và hiếu khách, chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn rất riêng ngoài vẻ đẹp nguyên sơ của một làng quê thuần Việt.

Huyền Chi

 

Được sự tài trợ của Công ty TNHH Việt Nam Suzuki, sáng hôm qua ngày 2/8 Đại lý xe máy 3S Suzuki Gia Khánh Hưng tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam tổ chức thi tiết kiệm nhiên liệu cho dòng xe Suzuki ViVa 115Fi phun xăng điện tử.


Cuộc thi với sự tham gia của 20 khách hàng ngẫu nhiên đang sử dụng dòng xe này. Lộ trình khoảng 46 km từ trung tâm thị xã Điện Bàn đến ngã tư thị trấn Hà Lam huyện Thăng Bình và ngược lại.


Thông qua cuộc thi, Đại lý Gia Khánh Hưng giới thiệu đến khách hàng dòng xe ViVa 115 Fi phun xăng điện tử, cách thức điều khiển phương tiện để tiết kiệm nhiên liệu và an toàn khi tham gia giao thông, đem lại lợi ích cho người sử dụng. Trước sự chứng kiến của khách hàng, giải nhất 01 tủ lạnh đã thuộc về anh Trần Ngọc Sa ở khối 2, phường Vĩnh Điện, đạt mức tiêu hao nhiên liệu 136,4km trên 01 lít xăng. Giải nhì, 01 máy quạt hơi nước thuộc về khách hàng Nguyễn Văn Vương; Giải ba, 01 bình thủy điện trao cho khách hàng Đỗ Hoàng Vỹ. Tổng kết trên 20 khách hàng sử dụng xe Suzuki ViVa 115Fi phun xăng điện tử, trung bình đạt 119,8 km trên 01 lít xăng.  

                                                                                                                                                                                     Đỗ Phát

 

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019108278
Hôm nay
Hôm qua
5311
8506