
Đảng ủy - Ban Chỉ huy quân sự thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024

0235.3867334
Sáng ngày 27.11, UBND thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự địa phương năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Dự hội nghị có ông Phan Minh Dũng - Bí thư thị uỷ; Ông Phan Ngọc Hải - UVBTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành thị xã; lãnh đạo 20 xã, phường. Ông Trần Úc - Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã chủ trì hội nghị.
Năm 2024, toàn thị xã kết nạp 220 đảng viên trong đó có 18 đảng viên trong dân quân; 134/140 thôn, khối đội trưởng là đảng viên; 100% chi bộ quân sự có chi uỷ và hoạt động nề nếp. Duy trì nghiêm công tác sẵn sàng chiến đấu ở các cấp. Công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang thị xã được duy trì nề nếp, đạt hiệu quả. Hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ. Phối hợp với các địa phương, đơn vị phúc tra, giao nguồn huấn luyện 360 quân nhân dự bị cho các đơn vị đúng chỉ tiêu, thời gian…Tổ chức thăm hỏi, tặng quà tết cho đối tượng người có công, gia đình chính sách với kinh phí trên 15 tỷ đồng.
Hội nghị tập trung thảo luận phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dịp này, UBND thị xã khen thưởng 07 tập thể, 09 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định 21/2019/NĐ-CP của Chính phủ; khen thưởng 02 tập thể, 04 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2024 và khen thưởng 05 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2024.
Thu Hằng
Sáng ngày 11.11, UBND, Hội đồng khám sức khoẻ Nghĩa vụ quân sự thị xã tổ chức khai mạc công tác khám sức khoẻ thực hiện Nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân năm 2025 tại phường Điện Nam Trung.
Dự khai mạc có Thượng tá Phạm Văn Hùng - UVBTV, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thị xã, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự thị xã; ông Nguyễn Văn Hiến - Giám đốc TTYT thị xã.
Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thị xã tập trung khám về thể lực, lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu. Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan; chức năng thận; đường máu; virus viêm gan B, viêm gan C; HIV; nước tiểu toàn bộ; siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma tuý…
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự và làm tốt khâu khám sơ tuyển cấp xã, nên 54 thanh niên phường Điện Nam Trung đã chấp hành đúng theo yêu cầu khám tuyển. Hội đồng nghĩa vụ quân sự thị xã quyết tâm lựa chọn những thanh niên ưu tú, đúng độ tuổi, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức chính trị tốt và có chuyên môn kỹ thuật thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc.
Năm nay, thị xã Điện Bàn thực hiện khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo Thông tư số 105/2023/TT-BQP ngày 6/12/2023 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng với nhiều điểm mới.
Cùng với cả tỉnh, từ ngày 11/11 đến ngày 13/12/2024, Hội đồng nghĩa vụ quân sự thị xã Điện Bàn thực hiện khám sức khỏe cho đợt tuyển quân năm 2025.
Thu Hằng
Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù là chủ trương có ý nghĩa chính trị, pháp lý, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Nghị Định 49/2020/NĐ-CP, ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự về tái hoà nhập cộng đồng, Quyết định 22 ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tùlà sự cụ thể hóa nhằm giúp những người chấp hành xong án phạt tù sớm tái hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ mặc cảm, nỗ lực vươn lên làm ăn chính đáng và trở thành những công dân có ích cho gia đình, xã hội. Cùng với cả tỉnh, thị xã Điện Bàn đã chú trọng hỗ trợ, giúp đỡ những người hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng xóa bỏ mặc cảm, sớm ổn định cuộc sống, góp phần làm giảm các trường hợp tái vi phạm pháp luật.
Trên địa bàn thị xã, tổng số người chấp hành xong án phạt tù về cư trú địa phương đang quản lý là 453 trường hợp. Trong năm 2024, toàn thị xã tiếp nhận 89 trường hợp chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương. Công an thị xã đã phối hợp các ngành chức năng hướng dẫn các thủ tục pháp lý cho những người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá về cư trú tại địa phương như: thực hiện hướng dẫn đăng ký cư trú; cấp mới căn cước công dân cho 63 người ;Hướng dẫn thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp, thủ tục xin xóa án tích cho 26 người; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính khác cho 15 người.
Cùng với đó, để đảm bảo cho người chấp hành xong án phạt tù ổn định tư tưởng, ổn định cuộcsống để hoà nhập cộng đồng, thị xã Điện Bàn đã huy động được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia công tác tái hòa nhập cộng đồng, trong đó Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tạo các điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn sản xuất, kinh doanh. Đã giúp đỡ, tạo điều kiện về việc làm cho 10 trường hợp là người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã. Ngân hàng chính sách xã hội thị xã và các quỹ xã hội tại địa phương đã giải quyết cho nhiều trường hợp người chấp hành xong án phạt tù vay vốn phát triển sản xuất. Thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đã có nhiều cá nhân điển hình về tái hòa nhập cộng đồng, nêu gương cho những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương cư trú và góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.
Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là trách nhiệm của toàn xã hội và là việc làm hết sức cần thiết, bởi hơn ai hết, những người lầm lỡ luôn mang trong mình mặc cảm, nếu không có sự giúp đỡ kịp thời thì nguy cơ tái phạm tội rất cao. Việc giúp họ hướng thiện, làm lại cuộc đời là góp phần ngăn chặn nguy cơ tái phạm tội từ chính những đối tượng này. Đặc biệt, để công tác tái hòa nhập cộng đồng trở thành công tác của toàn xã hội, thị xã chú trọng công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, cá nhân điển hình về tái hòa nhập cộng đồng. Hiện nay trên địa bàn thị xã đã xây dựng thành công 20 mô hình tái hòa nhập cộng đồng.
Công tác phối hợp giữa các lực lượng, ban, ngành, đoàn thểcủa thị xãtrongquản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; công tác giáo dục, tưvấn, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù được thị xã Điện Bàn chú trọng góp phần làm giảm, hạn chế người chấp hành xong án phạt tù về địa phương vi phạm pháp luật, tái phạm hay phạm tội mới.
Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hỗ trợ vốn, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù. Chỉ đạo các thành viên đẩy mạnh công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, không kỳ thị xa lánh, tích cực giúp họ ổn định tư tưởng, sớm tái hòa nhập cộng đồng.Thị xã Điện Bàn đã từng bước cụ thể hóa hơn nữa sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với những con người một thời lầm lỗi, đó là sự khoan hồng của pháp luật, là sự cưu mang, giúp đỡ của nhân dân để những người từng có quá khứ sai lầm trước đây thấy được ánh sáng mà quay về với nẻo thiện.
Những kết quả đạt được trong đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong những năm qua đã và đang góp phần không nhỏ vào thực hiện tốt công tác phòng ngừa tái vi phạm pháp luật, phòng ngừa tội phạm và những tiêu cực nảy sinh đối với người chấp hành xong án phạt tù, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn địa phương. Những kết quả đạt được sẽ là nền tảng quan trọng để thị xã Điện Bàn tiếp tục thực hiện chủ trương đầy tính nhân văn của Đảng, Nhà nước, giúp những người từng lầm lỡ hướng thiện, làm lại cuộc đời.
Thu Hằng
Phụ lục I
THỂ LỆ CUỘC THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG
“80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN”
(Kèm theo Kế hoạch số 23-KH/BTGTU-CQQS ngày 15/10/2024 Kế hoạch phối hợp giữ Ban Tuyên giáo Thị ủy và BCH Cơ quan Quân sự thị xã)
1. Tên gọi: Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân” (viết tắt: Cuộc thi).
2. Đối tượng dự thi: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong toàn thị xã.
3. Hình thức: Thi viết.
4. Thời gian tổ chức Cuộc thi
- Phát động Cuộc thi: Cuối tháng 10/2024.
- Nhận bài dự thi: Bài dự thi nộp về Ban Tuyên giáo Thị ủy trước ngày 5/12/2024.
- Tổ chức chấm thi: hoàn thành trước ngày 15/12/2024.
5. Quy định về bài dự thi
- Bài dự thi trả lời đầy đủ, đúng thứ tự 7 câu hỏi do Ban Tổ chức Cuộc thị gởi kèm.
- Bài thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy; khuyến khích bài thi đầu tư công phu, sâu sắc về nội dung, sáng tạo về hình thức, trình bày khoa học, sử dụng công nghệ số, hình ảnh, tư liệu minh họa hợp lý, liên hệ, vận dụng sát với cương vị, chức trách cá nhân và thực tiễn cơ quan, đơn vị, địa phương.
Lưu ý:
- Bài thikhông được sao chép của người khác dưới mọi hình thức; nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu minh họa phải chú thích rõ ràng.Sáng kiến, mô hình, điển hình tiêu biểu là người thật, việc thật, có địa chỉ cụ thể, không hư cấu.
- Ngoài bìa bài thi ghi rõ: “Bài dự thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”; thông tin tácgiả gồm: họ và tên; cấp bậc (nếu là quân nhân); chức vụ (chính quyền, đoàn thể); tên cơ quan, đơn vị, địa phương; số điện thoại liên hệ.
- Thí sinh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp cho Ban Tổ chức. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm pháp lý nếu phát sinh bất cứ vấn đề nào liên quan đến bản quyền của các yếu tố được sử dụng trong bài dự thi. Bài dự thi vi phạm bản quyền sẽ bị loại khỏi Cuộc thi hoặc bị thu hồi giải thưởng (nếu phát hiện sau khi đã trao giải).
- Ban Tổ chức sẽ cung cấp những thông tin cần thiết làm tư liệu cho người dự thi nghiên cứu, tham khảo.
- Ban Tổ chức có toàn quyền sử dụng bàidự thiphục vụ công tác tuyên truyền, giáo dụckhông lợi nhuận.
6. Cơ cấu giải thưởng:
- Tập thể: Ban tổ chức Cuộc thi tham mưu Ban Thường vụ Thị ủy tặng giấy khen cho 03 tập thể (nhất, nhì, ba) là các đảng bộ, chi bộ có nhiều bài dự thi đạt chất lượng cao.
- Cá nhân: Ban Tổ chức Cuộc thi lựa chọn trao thưởng cho 15 cá nhân có bài dự thi tốt nhất (xếp thứ tự từ 1 đến 15 theo thể lệ Cuộc thi).
7. Tổng kết,trao giải
- Thời gian: tháng 12/2024
8.Các quy định khác:
Trong quá trình tổ chức Cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Thể lệ này, Ban Tổ chức sẽ quyết định, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn./.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
CÂU HỎI
Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội
nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”
(Kèm theo Kế hoạch số 23-KH/BTGTU-CQQS, ngày 15/10/2024 Kế hoạch phối hợp giữ Ban Tuyên giáo Thị ủy và BCH Cơ quan Quân sự thị xã )
- Câu 1:Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? do ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là gì?
- Câu 2: Khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và những chiến công nổi bật của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập đến nay?
- Câu 3:Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
- Câu 4: Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới?
- Câu 5: Ngày hội Quốc phòng toàn dân được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Câu 6: Đồng chí (anh, chị) hãy trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử một trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
- Câu 7: Đồng chí (anh, chị) hãy trình bày vinh dự, trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay hoặc viết về gương người tốt, việc tốt ở cơ quan, đơn vị mình trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay? (không quá 3000 từ)
Địa bàn phường Điện Nam Đông giáp ranh với thành phố Hội An, và nhiều phường thị xã Điện Bàn như Điện Dương, Vĩnh Điện, Điện Nam Trung, Điện Minh và Điện Phương, có cụm công nghiệp An Lưu, cụm CN Thương Tín…. hoạt động nên nhu cầu sử dụng nhà trọ tăng cao, dẫn đến tình hình an ninh trật tự có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, mô hình “Khu nhà ở tự quản về ANTT” ở phường Điện Nam Đông được triển khai, góp phần phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giúp người thuê trọ yên tâm an cư, lạc nghiệp. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, mô hình này đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn dân cư, góp phần phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Mô hình “Khu nhà trọ tự quản về an ninh trật tự” với sự tham gia ban đầu của 41 chủ nhà trọ, quản lý 500 phòng trọ với hơn 1.200 lượt người thường xuyên đăng ký nghỉ trọ trên địa bàn phường.
Trước khi thành lập mô hình, Công an phường ĐNĐ đã xử lý 02 vụ cố ý gây thương tích, 02 vụ trộm cắp tài sản trong khu nhà trọ, 05 vụ sử dụng trái phép chất ma túy, xử lý 87 trường hợp không xuất trình được giấy tờ tùy thân, ngủ qua đêm tại các khu nhà trọ. Sau khi triển khai mô hình, các chủ nhà trọ đã ý thức việc đăng ký tạm trú, quản lý người thuê trọ ngày càng chặt chẽ, đến nay chưa có vụ việc phức tạp xảy ra tại các khu nhà trọ.
Bên cạnh việc tuyên truyền vận động người dân tự giác trong việc thực hiện các nội dung quy ước nhà trọ tự quản, an toàn về an ninh, trật tự, Công an phường đã tiến hành vận động các hộ dân lắp camera tại các khu nhà trọ để quản lý, theo dõi, bảo vệ tài sản cũng như phòng ngừa tội phạm. Từ số lượng ban đầu có 01 hộ gia đình tham gia, đến nay đã vận động được 34/42 chủ nhà trọ lắp đặt camera, đã góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự trong các khu nhà trọ. Bên cạnh đó Công an phường tuyên truyền cho các hộ về công tác phòng cháy chữa cháy tại khu trọ cho các chủ hộ, hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy. Hầu hết các chủ nhà trọ đã trang bị cho các dãy trọ của mình về: Nội quy phòng trọ, tiêu lệnh về PCCC và trang bị bình chữa cháy tại khu trọ do mình quản lý đảm bảo để phòng ngừa cháy nổ.
Qua gần 05 năm triển khai mô hình “Khu nhà trọ tự quản về ANTT”, tình hình an ninh trật tự ở các khu nhà trọ trên địa bàn phường Điện Nam Đông có những chuyển biến tích cực, hoạt động của tội phạm trong các khu nhà trọ từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. UBND phường nhận thấy mô hình đạt hiệu quả, góp phần ổn định ANTT, chuyển hóa địa bàn phức tạp về ANTT, tháng 10/2020 Mô hình đã được Thị ủy Điện Bàn tuyên dương, tặng giấy khen trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” cho Công an phường Điện Nam Đông; Năm 2022, Mô hình này cũng được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Công an tỉnh về thăm và tặng quà cho các thành viên của Mô hình.
Mô hình “Khu nhà trọ tự quản về ANTT” này đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần làm giảm đáng kể các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xảy ra trên địa bàn phường. Có thể thấy, hiện nay bên cạnh các khu chung cư, nhà ở xã hội thì nhà trọ vẫn là nơi đáp ứng nhiều nhất nhu cầu chỗ ở cho công nhân, lao động tự do và người có thu nhập trung bình trở xuống. Hiệu quả mô hình đem lại trong thời gian qua đã khẳng định một hướng đi đúng góp phần giữ vững ANTT, thực hiện tốt cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" trên địa bàn phường Điện Nam Đông.
Thu Hằng