
UBND thị xã tổ chức tập huấn công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

0235.3867334
Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng nghề là việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết, chính vì vâỵ, thời gian qua, các Làng nghề - Cơ sở sản xuất truyền thống nông thôn trên địa bàn thị xã đã tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ, quan tâm của Nhà nước, chính quyền và các tổ chức xã hội, tạo ra nhiều triển vọng để tiếp tục phát triển và khẳng định vai trò của mình.
Với hơn 40 làng nghề truyền thống đang hoạt động ở tỉnh Quảng Nam và trong đó thị xã Điện Bàn có 4 làng nghề, 2 nghề truyền thống được công nhận. Các làng nghề trên địa bàn thị xã đang thu hút rất đông lao động thường xuyên và không thường xuyên, khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn như nghề đan lát, dệt chiếu, làm gốm, mộc mỹ nghệ, đúc đồng… Làng nghề truyền thống cũng đem lại nguồn thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp thuần túy, đặc biệt là khi kết hợp cả sản xuất nông nghiệp và tham gia hoạt động sản xuất của ngành nghề thì thu nhập của họ cao hơn hẳn so với chỉ làm nông nghiệp.
Mặt hàng sản xuất của các cơ sở - làng nghề chính là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, là dạng sơ khai của công nghiệp, đồng thời việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất rõ ràng sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, đó là các dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt khi phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch.
Trên địa bàn thị xã, các làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị văn hóa này trước hết thể hiện ở ngay chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinh những nguyên liệu truyền thống, những tri thức dân gian của cha ông để tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phương mà các sản phẩm đó thể hiện. Hơn thế nữa, không gian của làng nghề, đó chính là cảnh quan tự nhiên với những di tích văn hóa, lịch sử, những đền thờ, miếu thờ, nhà thờ tổ nghề, những giếng nước, gốc đa, cổng làng… đều là sự thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc. Mỗi làng nghề trong quá trình sống và sản xuất lâu dài của mình đều hình thành nên những phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hóa như lễ hội, trò chơi dân gian… nhất là khi làng nghề phục vụ du lịch, tất cả các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, dân tộc đã được xây dựng và lưu giữ hàng trăm năm, nghìn năm nay sẽ vẫn được tiếp nối trong mạch ngầm của cuộc sống hôm nay, được quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế.
Xác định được vai tròcủa bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững là một việc cần thiết, một hướng đi cần phải quan tâm, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ Quảng Nam, nghệ nhân nhân dân Nguyễn Văn Tiếp đề xuất, để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững thời gian đến, thị xã Điện Bàn cần tiếp tục tạo điều kiện và giúp đỡ các nghề và làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất đăng ký thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phầm của làng nghề để chống hàng giả, hàng nhái. Giới thiệu các sản phẩm làng nghề lên các kênh mạng xã hội, các nhà phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời, có chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn để giải quyết việc làm cho cơ sở sản xuất làng nghề. Bên cạnh đó, ưu đãi về mặt bằng sản xuất. Đổi mới khởi nghiệp sáng tạo đưa cơ sở sản xuất làng nghề vào điểm du lịch sinh thái cộng đồng. Điển hình như: Làng nghề Đông Khương, Làng Cẩm Phú, Làng nghề bánh tráng mỳ quảng Phú Chiêm.
Điện Bàn, hiện có thế mạnh với 4 làng nghề, 2 nghề truyền thống được công nhận, 1 nghệ nhân nhân dân, 4 nghệ nhân ưu tú, 8 nghệ nhân cấp tỉnh, 25 nghệ nhân làng nghề Việt Nam, hàng trăm cơ sở sản xuất nghề thủ công truyền thống và nghề mới. Chính vì vậy, sự quan tâm của các cấp chính quyền trong quy hoạch các làng nghề truyền thống gắn với các điểm du lịch sinh thái cộng đồng trong thời gian đến là một hướng đi mới, để cùng nhau phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa của các làng nghề.
Thu Hằng
Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã triển khai các hoạt động thiết thực cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa tại địa phương và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo cán bộ, hội viên nông dân. Qua đó, tạo động lực tinh thần, cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên nông dân khắc phục khó khăn trong công tác và cuộc sống, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần cùng hệ thống chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hằng năm,HND thị xã chỉ đạo HND các xã, phường phối hợp với UBMTTQVN các xã, phường tiến hành rà soát, củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ hòa giải ở cơ sở, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở phù hợp với thực tiễn địa phương; khuyến khích, động viên thành viên, hội viên tích cực tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Công tác kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên pháp luật ở cơ sở được Hội Nông dân chú trọng thực hiện. Đến nay, Hội Nông dân thị xã có 1 thành viên trong Hội đồng phổ biến tuyên truyền pháp luật thị xã; 3 báo cáo viên hội nông dân thị xã, 20 tuyên truyền viên; địa bàn thị xã có 140 tổ hoà giải cơ sở với 745 hoà giải viên.
Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp hòa giải ở cơ sở, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư vượt cấp, tăng cường đoàn kết trong cộng đồng dân cư, hằng năm, Hội nông dân thị xã chỉ đạo Hội nông dân 20 xã, phường phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng Kế hoạch liên tịch tổ chức triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan và tham gia hòa giải, giải quyết khiếu nại tố cáo ở cơ sở. Đối với HND thị xã hằng năm ký các văn bản liên tịch với các ngành liên quan như: Phòng Tư Pháp, Thanh tra, Phòng Tài Nguyên Môi trường, Phòng Kinh tế, Công An thị xã... trong phổ biến tuyên truyền giáo dục và tư vấn pháp luật.
Hội đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức 300 buổi, tuyên truyền pháp luật cho 25.000 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham gia, tập trung các luật như Luật đất đai, Luật khiếu nại tố cáo, Luật Hôn nhân gia đình, Luật An toàn giao thông; Luật Căn cước công dân;Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở…. phối hợp tổ chức 300 cuộc tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 3.370 lượt người; tham gia tiếp dân 550 lượt người; tham gia 45 cuộc kiểm tra, giám sát các hoạt động về kinh tế - xã hội , tham gia đối thoại hàng trăm cuộc với hộ dân; Hướng dẫn, đôn đốc cấp xã tổ chức tư vấn, pháp lý tại bộ phận một cửa.
Bên cạnh đó, Hội nông dân thị xã phối hợp với UBND và Hội nông dân phường Điện Ngọc ra mắt mô hình “CLB Nông dân với pháp luật” tại Khối phố ngân Câu với 20 thành viên. Hằng năm, kiện toàn củng cố Ban chỉ đạo và Ban chủ nhiệm CLB đảm bảo duy trì các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, phổ biến pháp luật, tổ chức hòa giải trước và sau khi có khiếu nại của công dân; phối hợp với mặt trận, đoàn thể tuyên truyền và phát động phong trào khu dân cư tự quản về an ninh trật tự, về môi trường; nhân rộng và thành lập 1 mô hình “CLB Nông dân với pháp luật” tại Điện Tiến, hiện nay các CLB này tiếp tục duy trì và hoạt động hiệu quả;
Thành lập và duy trì các mô hình nông dân đảm bảo an ninh trật tự tại20/20 xã, phường; triển khai mô hình Chi hội “3 Nói, 3 Có, 3 Bảo vệ”gọi tắt là Chi hội 333, mô hình “gia đình 3 không – 3 có; mô hình “2 giữ” tại Điện Minh, “Tiếng mỏ dân phòng, mô hình “4 cộng 1”, “5 cộng 1” về tái hòa nhập cộng động tại phường Điện Thắng Trung và phường Điện Dương, Xây dựng 15 mô hình camera an ninh tại các địa phương.
Nhìn chung,thực hiện tốt Quyết định 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính Phủ, đây là một diễn đàn để Hội nông dân các cấp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, gần gũi với hội viên, nông dân.Từ đó, nhân dân và hội viên nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần cùng hệ thống chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.
Thu Hằng
Xác định vị trí, vai trò của cán bộ làm công tác Mặt trận ở khu dân cư trong việc tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lốicủaĐảng chính sách,pháp luật của Nhà nước, thời gian qua, Mặt trậncác cấp trong thị xã đã vận động nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... gắn với việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hội thi cán bộ mặt trận giỏi năm 2024 là một trong những hoạt động có hiệu quả đã được tổ chức ngày 29/10 tại hội trường thị uỷ Điện Bàn.
Tham dự Hội thi có hơn 50 thí sinh là cán bộ mặt trận cơ sở đến từ 20 đội thuộc 20 xã, phường trong thị xã. Dưới hình thức sân khấu hóa, các đội thi trải qua 3 phần thi: tự giới thiệu, nghiệp vụ công tác Mặt trận và xử lý tình huống. Nội dung các phần thi phong phú, đa dạng xoay quanh những vấn đề liên quan đến tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,liên quan đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban công tác mặt trận ở khu dân cư; những nội dung cơ bản trong các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động.
Với sự chuẩn bị chu đáo, các phần thi của các thí sinh đều diễn ra sôi nổi, hào hứng. Nhiều thí sinh đã đem hết khả năng hùng biện, diễn xuất của mình để xử lý tình huống. Ở mỗi phần thi đều thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc về công tác MTTQ, công tác vận động quần chúng, thu hút đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ.
Ở phần tự giới thiệu, các thí sinh có dịp được giới thiệu về đơn vị, thành phần đội thi của mình thì ở phần thi Kiến thức các thí sinh đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình về công tác MTTQ, công tác vận động quần chúng.
Còn ở phần thi xử lý tình huống bằng hình thức sân khấu hóa các đội thi đã thể hiện sự khéo léo linh hoạt, vận dụng thực tế tại địa phương đã mang lại cho khán giả những tiểu phẩm hay và mang ý nghĩa sâu sắc. Tiểu phẩm “tôi thống nhất tuân thủ” của phường Điện Ngọc,xử lý tình huống về không rãi vàng mã được thể hiện rất xuất sắc và được đánh giá cao về chọn xử lý tình huống làm đầu;tiểu phẩm “Nói không với hàng giả, hàng kém chất chất lượng” của phường Điện Dương từ việc dàn dựng đạo cụ đến nội dung và việc người dân mua thực tế tại địa phương rất thuyết phục người xem. Đây là phần thi hấp dẫn và để lại nhiều ấn tượng nhất tại Hội thi.
Thông qua Hội thi nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực toàn diện cho cán bộ làm công tác mặt trận ở cơ sở nói riêng, công tác vận động quần chúng nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.
Về chất lượng các đội tham dự Hội thi, theo đánh giá của Ban tổ chức hội thi, mặc dù các thi sinh diễn xuất không chuyên nhưng cơ bản thể hiện được nội dung giới thiệu đội hình, những nét văn hoá cơ bản của địa phương và mục đích tham gia cuộc thi. Nhìn chung, các đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các phần thi.
Kết thúc Hội thi, đội thi phường Điện Ngọc đạt giải nhất toàn đoàn; đội thi phường Điện Dương và phường Vĩnh Điện giành giải nhì; Đội thi xã Điện Thọ, xã Điện Hồng và xã Điện Hoà giành giải ba và đội thi phường Điện An, phường Điện Minh, phường Điện Nam Trung và xã Điện Tiến đạt giải khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 3 giải A, 3 giải B và 3 giải C cho các đội có phần thi xử lý tình huống xuất sắc nhất. Điểm quan trọng nhất mà Hội thi đem lại là các đội có dịp được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong công tác Mặt trận, công tác vận động quần chúng và từng bước nâng cao hơn nữa vai trò của công tác Mặt trận, công tác vận động quần chúng trong tình hình mới.
Mi Ni