0235.3867334

          Sáng ngày 24.9, Liên đoàn lao động thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở, công nhân lao động tiêu biểu, trao tặng Kỷ niệm chươngv”Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”. Dự hội nghị có ông Lưu Văn Thương, PCT LĐLĐ Tỉnh Quảng Nam; ông Trần Hải Vân, PBT TT Thị uỷ, Chủ tịch HĐND thị xã Điện Bàn.

          Tại chương trình, Liên đoàn lao động thị xã Điện Bàn đã trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho 03 đoàn viên công đoàn, tuyên dương khen thưởng 09 đồng chí Chủ tịch CĐCS tiêu biểu giai đoạn 2021-2023; 25 đồng chí đoàn viên, công nhân lao động tiêu biểu; Trao 12 suất quà cho 12 đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.

         Dịp này, Ban Thường vụ LĐLĐ thị xã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn trường học năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ công đoàn năm học 2024 -2025 các CĐCS khối giáo dục.

          Triển khai thực hiện nhiệm vụ công đoàn năm học 2023-2024, các CĐCS trường đã xây dựngchương trình, kế hoạch hoạt động, phối hợp tổ chức được nhiều hoạt động, thực hiện tốt chức năng của mình. Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Liên đoàn Lao động thị xã đã tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ”, hỗ trợ chođoàn viên, người lao động ngành giáo dục có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền 74,5 triệu đồng.

          Các phong trào thi đua được phát động và phối hợp thực hiện tốt, trọng tâm là các phong trào “Dạy tốt, học tốt”,“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao. Trong năm học qua, các CĐCS đã phát triển mới 206 đoàn viên; thực hiện tốt việc tham gia xây dựng Đảng, đã giới thiệu đoàn viên ưu tú để tổ chức đảng xem xét, kết nạp vào Đảng 35 đ/c. Kết quả đánh giá, phân loại CĐCS năm học 2023-2024 có 100% CĐCS Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó 14 CĐCS Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

          Tại hội nghị, đã có 5 tập thể, 4 cá nhân được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen; 22 tập thể, 24 cá nhân được nhận giấy khen của LĐLĐ thị xã, 5 tập thể, 5 cá nhân nhận giấy khen của UBND thị xã vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm học 2023 – 2024.

 

 

                                                                        Thu Hằng

 

          Chiều ngày 20.9, Liên đoàn lao động thị xã Điện Bàn phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn BiVi tổ chức lễ kết nạp đoàn viên và công bố quyết định thành lập công đoàn cơ sở công ty. Dự lễ có ông Trương Đắc Hưng, Chủ tịch LĐLĐ thị xã.

 

          Công ty trách nhiệm hữu hạn BiVi được thành lập ngày 27.10.2011 có trụ sở tại Cụm công nghiệp An Lưu, phường Điện Nam Đông. Công ty chuyên sản xuất pallet gỗ, pallet ván ép. Tổng số công nhân viên, lao động công ty hiện nay là 70 người.

 

          Sự ra đời của tổ chức công đoàn tại công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động, góp phần cùng lãnh đạo công ty hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ kinh doanh.

          Tại chương trình, Liên đoàn lao động thị xã đã công bố quyết định đoàn viên công đoàn cho 55 anh chị là nhân viên, công nhân, người lao động của công ty; quyết định thành lập Công đoàn cơ sở công ty TNHH Bi Vi trực thuộc Liên đoàn lao động thị xã; Chỉ định Ban chấp hành lâm thời gồm 5 người; đồng chí Lê Thị Thanh Thuý, Chủ tịch Công đoàn; đồng chí Lê Thị Anh, PCT Công đoàn, Chỉ định UBKT gồm 3 đồng chí.

 

                                                                                       Thu Hằng

 

      Ngày 23/9, Hội CCB thị xã Điện Bàn cùng Chi bộ, Ban nhân dân, Ban công tác mặt trận, chi hội CCB khối phố Hậu Quảng Đông tổ chức Lễ khánh thành khuôn viên nhà Bia tưởng niệm 25 liệt sỹ tại Cồn Cây Kén.

      Tham dự lễ khánh thành có ông Nguyễn Minh Hiếu – UV.BTV Thị uỷ  Bí thư phường Vĩnh Điện; ông Thái Đình Trúc – PCT Hội CCB thị xã; ông Thái Bá Hiệp – Thường trục hội CCB thị xã; nà Đặng Thị Sương – PBT đảng uỷ - Chủ nhiệm UBKT đảng uỷ; ông Huỳnh Bá Hậu – PBT đảng uỷ - CT UBND phường; ông Lê Đình Hùng – UV.BTV đảng uỷ - CT Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường.

Quan cảnh lễ khánh thành nhà bia tưởng niệm 25 liệt sỹ tại Cồn Cây Kén

      Toàn khối phố Quảng Hậu Đông trong những năm chiến tranh có 140 hộ dân. Qua 2 cuộc chiến tranh đến ngày giải phóng 1975 đã hy sinh 213 liệt sỹ, trong đó có 70 bà mẹ VNAH. Tại nhà Bia tưởng niệm Cồn Ông Cửu, còn có tên gọi là Cồn Cây Kén, quân Mỹ và trung đoàn 51 nguỵ phối hợp mở mặt trận càn quét Trắng đầu tiên tại vùng C Điện Bàn vào khoản 15h chiều ngày 6/10/1966. Đoàn xe tăng của Mỹ gồm 4 chiếc từ khu căn cứ Mỹ ở Cẩm Hà – Lai Nghi chạy lên đổ quân dựng dù lập chốt bao vay kín Làng Quảng Hậu Đông. Rạng sáng ngày 7/10/1966, trung đoàn 51 nguỵ từ Hội An cơ động kéo quân lên tràn ngập vào Làng bắt hết Dân dẫn vào khu tập trung đất Hương nhơn Quán chính. Sau đó lính nguỵ dùng cây xăm hầm và chó becgie đánh mùi tìm hầm Công sự của các Cán bộ, Du kích trú ẩn. Qua 2 ngày càn quét của trung đoàn 51 nguỵ có sự phối hợp hỗ trợ của quân Mỹ, ta đã hy sinh 25 Cán bộ, Du kích trong đó có 4 cán bộ, Du kích xã Điện Thành nay là phường Điện Phương; 21 cán bộ, Du kích huy sinh là người thôn 3 xã Điện Trung cũ, nay là khối phố Quảng Hậu Đông phường Điện Nam Trung.

      Nhằm tri ân sự hy sinh của 25 cán bộ, Du kích, Hội CCB thị xã cùng Chi uỷ, Ban Nhân dân, Ban CTMT và chi hội CCB khối phố Quảng Hậu Đông đã vận động bà con nhân dân, người con, cháu quê hương trong khối phố đã tạo nguồn kinh phí xây dựng khuôn viên nhà Bia tưởng niệm 25 Liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong sự nghiệp giải phóng Dân tộc thống nhất Đất nước. Đến nay, các hạng mục khuôn viên nhà bia tưởng niệm 25 liệt sỹ giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí hơn 97 triệu đồng.

Trao tặng các suất quà cho các gia đình thân nhân liệt sỹ và gia đình chính sách

      Tại lễ khánh thành, BTC đã trao tặng 25 suất quà cho đại diện gia đình thân nhân liệt sỹ hy sinh tại trận càn Trắng năm 1966 và các gia đình chính sách, mỗi suất trị giá 300 ngàn đồng. Dịp này, Hội CCB thị xã cũng đã trao 10 triệu đồng hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà bia tưởng niệm 25 liệt sỹ tại Cồn Cây Kén.

Yến Nhi

      Chị Nguyễn Thị Lành - hội viên thuộc chi hội phụ nữ khối Quảng Gia, phường Điện Dương bắt đầu khởi nghiệp từ việc nuôi ếch năm 2012 với 500 con ếch giống. Đến nay, mỗi năm chị xuất bán ra thị trường từ 3 – 4 tấn ếch thịt và gần 10.000 con ếch giống, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

      Chị sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nên chị luôn ấp ủ khát vọng vượt qua hoàn cảnh để làm giàu chính đáng trên mảnh đất Điện Dương của mình. Với quyết tâm đó, hằng ngày chị đi làm công nhân, tối về chị đã dành thời gian tham quan, học tập kinh nghiệm nhiều mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh trên mạng internet, youtube,... Qua tìm hiểu chị thấy mô hình nuôi ếch có chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao, lại rất phù hợp với điều kiện đất đai hiện có nên chị quyết định cùng chồng vay vốn để đầu tư mô hình nuôi ếch trong hồ trên đất của mình.

      Ban đầu, do chưa nắm vững kỹ thuật nên chị chỉ thả nuôi thử nghiệm 500 con ếch giống. Sau 3 tháng thả nuôi, đàn ếch phát triển tốt, lớn nhanh, không bị dịch bệnh. Thấy mô hình nuôi ếch đầy triển vọng, ếch thương phẩm trên thị trường có giá tương đối cao nên chị quyết định mở rộng mô hình. Từ một hồ nuôi ban đầu, đến nay lúc này chị đã có từ 15 đến 20 hồ nuôi ếch thương phẩm với khoảng 1.000 con/hồ. Không chỉ nuôi ếch thịt, để chủ động nguồn ếch giống có chất lượng, chị Lành còn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật qua sách báo, tài liệu để cho ếch sinh sản nhân tạo. Đến nay chị đã hoàn toàn làm chủ việc cho ếch sinh sản. Mô hình khép kín này giúp chị vừa có thêm thu nhập, vừa chủ động được nguồn ếch giống tại chỗ.

      Theo chị Lành, ếch dễ nuôi hơn những con vật khác, có thể nuôi được số lượng nhiều. Mật độ bình quân khoảng 100 con/m2. Tuy nhiên ếch giống thả nuôi phải cùng kích cỡ, không được bỏ con lớn và nhỏ trong cùng một lồng vì ếch sẽ ăn lẫn nhau. Với ếch nuôi lấy thịt từ khi sinh sản đến khi xuất bán mất khoảng 3,5 - 4 tháng. Còn nuôi từ ếch giống thì trong vòng 2,5 - 3 tháng là có thể xuất bán. Nhờ cần cù, chịu khó, ham học hỏi nên từ vài trăm con ếch giống ban đầu, đến nay trong lồng nuôi của chị lúc nào cũng có từ 5.000 – 6.000 con ếch thương phẩm, 30 – 50 cặp ếch bố mẹ. Hàng năm xuất bán ra thị trường từ 3 – 4 tấn ếch thịt và 6.000 – 10.000 ếch giống, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng. Đầu ra cho ếch rất ổn định, thường thì thương lái đưa xe đến tận nhà thu mua với số lượng lớn rồi chở ra các tỉnh miền Trung tiêu thụ. Ngoài ra các đầu mối thu mua và các nhà hàng ở thành phố Đà Nẵng cũng thường xuyên lấy hàng nên chị không phải lo lắng về vấn đề đầu ra”.

      Chị Lành cho biết, ban đầu khi mới bắt tay vào làm mới thấy nuôi ếch không hề đơn giản. Chú ý nhất đối với ếch là nguồn nước ngọt phải sạch và ấm. Do thời tiết ở địa phương khá khắc nghiệt, quá lạnh vào mùa đông trong khi ếch lại thích hợp với khí hậu ấm, do vậy cần phải có biện pháp giữ nhiệt và nâng cao sức đề kháng cho ếch vào mùa đông. Bên cạnh đó, cũng phải chú ý đến một số loại bệnh như đỏ chân, chướng bụng… để tìm phương án phòng, chữa, tránh tình trạng bệnh dịch lây lan, chết hàng loạt, gây thiệt hại.

      Điểm đặc biệt trong mô hình nuôi ếch của chị Lành là cùng với men tiêu hóa thì tỏi là thứ không thể thiếu mỗi khi chị cho ếch ăn để tăng sức đề kháng cho ếch. Nhờ vào việc dùng tỏi này chị hầu như không phải sử dụng thuốc kháng sinh cho ếch. Ngoài ra, chị Lành còn tiến hành khử trùng hàng tuần. Nhờ vậy, ếch được chị Lành nuôi có sức khỏe rất tốt, không mắc các bệnh về da hay tiêu hóa.    

      Không chỉ làm giàu cho mình, chị Lành còn rất nhiệt tình trong việc tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống cho những hộ có nhu cầu nuôi ếch trên địa bàn, địa phương mình sinh sống.  Là một công nhân giỏi của công ty giày Rieker, là người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình, công việc rất bận rộn nhưng tham gia công tác xã hội thì chị Lành rất gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình trong công việc, hiện là tổ phó tổ 33 khối phố Quảng Gia. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của ban chấp hành tổ giao, chị Lành còn dành thời gian tham gia các buổi họp hội của Hội Liên hiệp phụ nữ phường, của khối, tham gia đều đặn các buổi tập dân vũ của câu lạc bộ khối. Năm nào chị cũng được ban chấp hành phụ nữ khối phố Quảng Gia, phường Điện Dương tuyên dương và khen thưởng.

Huyền Chi

      Hè năm 2024, Thị đoàn Điện Bàn với vai trò thường trực Ban chỉ đạo hoạt động Hè của thị xã đã tham mưu tổ chức các hoạt động, chương trình gắn với việc chuyển tải các nội dung theo chỉ tiêu đề ra, trong đó tập trung vào nhóm các chỉ tiêu nâng cao năng lực, tập huấn, bồi dưỡng, rèn luyện thiếu niên nhi đồng.

      Định kỳ hằng tháng, BCĐ hoạt động hèthị xãtổ chức tổng hợp tình hình, phát động phong trào thi đua gắn với chủ điểm hằng tháng như: tháng hành động vì trẻ em, tháng hành động đền ơn đáp nghĩa, tháng hành động tiếp sức đến trường…Với sự chỉ đạo sâu sát, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương và nguyện vọng của đông đảo thanh thiếu nhi nên ngay từ những ngày đầu hè năm 2024, khắp nơi trong thị xã đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, mang tính giáo dục cao, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi tham gia, tạo ra môi trường sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, bổ ích cho tuổi trẻ toàn thị xã trong dịp hè.

      Toàn thị xã đã tổ chức 43 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho hơn 5000 lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi trong dịp hè, góp phần nâng cao bản lĩnh, kiến thức cho mỗi đoàn viên thanh thiếu nhi về vai trò trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động xã hội; trách nhiệm gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng hào hùng của quê hương, đất nước.

      Trong hoạt động Hè năm 2024, thị xã đã tập trung tổ chức các hoạt động an sinh xã hội thông qua việc đảm nhận hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát, kết quả đã hỗ trợ xây mới 01 nhà nhân ái, 01 nhà khăn quàng đỏ với kinh phí 120 triệu đồng. Tổ chức vận động hiến 207 đơn vị máu cấp cứu; phối hợp tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024 với 540 đơn vị máu được hiến tặng, trao tặng 01 công trình thanh thiếu nhi “Nước sạch cho em” cho trường THCS Nguyễn Đức An, kinh phí 20 triệu đồng; thực hiện 02 công trình Đường cờ Tổ quốc trên tuyến đường dẫn vào Nhà thờ Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ và Nhà thân sinh Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi với tổng kinh phí thực hiện hơn 90 triệu đồng.

      Ban chỉ đạo hoạt động Hè từ thị xã đến cơ sở đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động, phần việc ý nghĩa trong tháng đền ơn đáp nghĩa nhằm thể hiện nghĩa cử tri ân anh hùng liệt sĩ. Cấp thị xã đã tổ chức chương trình Về với Mẹ, đã thăm hỏi, tri ân, tặng quà cho 49 Mẹ VNAH còn sống trên địa bàn thị xã với tổng kinh phí thực hiện 49 triệu đồng; triển khai đội hình thanh niên tình nguyện tham gia thay hoa, thay cát tại các phần mộ Liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Điện Bàn; ra quân sơn sửa, làm đẹp các ngôi nhà tại 06 hộ gia đình chính sách trên địa bàn thị xã; tổ chức chương trình thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ thị xã. Trong tháng đền ơn đáp nghĩa, tại xã phường đã tổ chức 11 bữa cơm tri ân; 09 đợt ra quân tình nguyện vệ sinh làm đẹp các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ, Nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm AHLS tại xã phường; thăm hỏi tặng quà cho 57 trường hợp gia đình chính sách, người có công, thân nhân liệt sĩ, Mẹ VNAH. Tổng các nguồn lực thực hiện trong tháng đền ơn đáp nghĩa của tuổi trẻ thị xã làm hơn 456 triệu đồng.

      Các hoạt động chăm lo đến thiếu niên nhi đồng được tập trung thực hiện, thông qua ngày cao điểm tình nguyện hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn 1.6, Đoàn - Đội thị xã tổ chức ra mắt lớp bồi dưỡng kiến thức Hè miễn phí dành cho thiếu nhi, lớp học sẽ được tổ chức tại 20 xã, phường trên địa bàn thị xã; thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn phường Điện Thắng Nam; tặng sách giáo khoa... Cùng với đó thị xã đã tổ chức khai giảng các lớp dạy bơi miễn phí dành cho thanh thiếu nhi, đây là hoạt động ý nghĩa nhằm phổ cập bơi, trang bị kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ em trong dịp hè. Trong hoạt động hè 2024, toàn thị xã đã có 2742 thiếu nhi được hỗ trợ giúp đỡ với số tiền hơn 500 triệu đồng; tổ chức 24 lớp dạy bơi miễn phí; 34 hoạt động tuyên truyền phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em; 21 hoạt động nâng cao năng lực ngoại ngữ, hội nhập quốc tế và chuyển đổi số cho hơn 800 thiếu nhi. 

      Trong hoạt động hè năm 2024, ghi nhận sự tham gia của hơn 7000 lượt thanh thiếu nhi vào các hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, với 52 công trình, phần việc ý nghĩa được thực hiện. Nổi bật có hoạt động ra quân làm đường giao thông nông thôn dài 405m tại thôn La Thọ 2, xã Điện Hòa; Đoàn xã Điện Tiến phối hợp với Đoàn lực lượng vũ trang trên địa bàn dân cư sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình chính sách; Đoàn phường Điện Nam Bắc phối hợp tổ chức sơn sửa làm mới 03 ngôi nhà gia đình chính sách ở phường Điện Nam Bắc... 

      Đã có 8 hoạt động lớn cấp thị xã; 29 hoạt động lớn cấp xã, phường được tổ chức đã thu hút tập hợp đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia. Nổi bật có Trại huấn luyện Nguyễn Văn Trỗi lần thứ III, năm 2024, chương trình Ngày hội thiếu nhi và văn hóa đọc hè năm 2024; chương trình trải nghiệm cùng Chiến sĩ năm 2024; tổ chức các dạy bơi miễn phí, dạy hè và bồi dưỡng tiếng Anh miễn phí cho thiếu nhi.

      Ở cấp xã phường đã tổ chức 05 hội trại; 12 ngày hội; 10 giải bóng đá; 20 lớp phổ cập bơi lội; 03 giải cờ vua; 14 lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho hơn 12.000 lượt đoàn viên thanh thiếu nhi tham gia.

      Cùng với đó, tại các Cơ sở Đoàn đã tổ chức 24 hoạt động, phần việc nhằm kịp thời chăm lo, hỗ trợ thiếu nhi trong dịp Hè như tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe vị thành niên; tuyên truyền phòng chống xâm hại, bạo lực học đường; tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu; phòng chống đuối nước, tại nạn thương tích; phòng cháy chữa cháy; tổ chức các cuộc thi bơi lội, thả diều, vẽ tranh; tổ chức hơn 1000 buổi sinh hoạt hè tại nhà sinh hoạt văn hóa thôn, khối phố để tạo môi trường, sân chơi bổ ích, lành mạnh dành cho hơn 20.000 lượt thanh thiếu nhi tham gia.

      Qua các hoạt động đa dạng, bổ ích trong dịp hè đã góp phần nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng và tinh thần, thể chất cho đoàn viên, thanh thiếu nhi toàn thị xã, đó là điều kiện quan trọng để tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi tại địa phương.

Thu Hằng

      3 năm triển khai thực hiện Mô hình “Bữa sáng san sẻ yêu thương”, chương trình “Mẹ đỡ đầu”, Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”  hỗ trợ HVPN khó khăn, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những kết quả mà Hội LHPN xã Điện Phước thực hiện đã ghi dấu ấn đối với lãnh đạo và nhân dân trong xã.

      Hội LHPN xã đã tham mưu với lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã thống nhất chủ trương và hỗ trợ thực hiện chương trình, kế hoạch đề ra. Triển khai đến các chi hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến CB, HVPN và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình BSSSYT và chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Chỉ đạo các chi hội rà soát, nắm chắc số lượng trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để hỗ trợ.

      Thực hiện Bữa sáng san sẻ yêu thương, các chi hội đã bán được 2.288 ký mỳ, sau khi trừ chi phí thu được 199.163.000 đồng. Hoạt động này được tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, đảm bảo tất cả các trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đều được đỡ đầu, giúp đỡ. Để chương trình thành công, hội đã chỉ đạo các chi hội gửi thư ngỏ đến từng hộ gia đình và thông báo cụ thể mỗi một tô mỳ bán được từ chương trình, hội sẽ ủng hộ từ 5.000 - 7.000 đồng vào quỹ “Mẹ đỡ đầu” của chi hội. Từ nguồn gây quỹ được, các chi hội sẽ trao quà, nhận đỡ đầu thường xuyên 1 - 2 học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, tạo điều kiện để các em học tập tốt.

      Bên cạnh đó, Hội LHPN xã đã tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động đến CB, HV, PN; các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội, vận động các các mạnh thường quân, nhân dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái; phát huy tinh thần nhân văn, nhân hậu của phụ nữ; trực tiếp hoặc gián tiếp nhận chăm sóc, đỡ đầu hoặc hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi/ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, qua các nguồn vận động kết nối, có 21 em được nhận đỡ đầu với mức kinh phí nhận là 2.000.000đ/ em/ năm. Trong đó, có 2 em được thị hội kết nối nhận đỡ đầu, 19 em được Hội PN xã/ chi hội PN kết nối nhận đỡ đầu. Tổng kinh phí 2 năm thực hiện chương trình mẹ đỡ đầu là 64.000.000 đồng, trong đó trích từ quỹ BSSSYT là 52 triệu đồng, Hội LHPN xã vận động kết nối 12 triệu đồng.

      Bên cạnh việc nhận đỡ đầu cho các em mồ côi/ khó khăn, Hội LHPN xã và các chi hội cũng đã trao trên 270 suất “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” đến các hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với số tiền trên 80.000.000  đồng, trao tặng 81 bộ áo dài cho phụ nữ, các em học sinh khó khăn trên địa bàn xã, với kinh phí 24,3 triệu đồng.

      Có được kết quả như vậy là sự cố gắng nỗ lực của Hội LHPN xã và 8 chi hội phụ nữ, và quan trọng là được sự thống nhất về mặt chủ trương của các cấp uỷ Đảng, sự hỗ trợ phối hợp của chính quyền, mặt trận, các đoàn thể từ xã đến thôn. Đặc biệt là sự tích cực nỗ lực của đội ngũ BCH chi hội 8 thôn đã quyết tâm tổ chức thực hiện chương trình.

      Qua 3 năm thực hiện mô hình “Bữa sáng san sẻ yêu thương” và chương trình “Mẹ đỡ đầu”, “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” đã mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác huy động nguồn lực xã hội để thực hiện công tác an sinh xã hội. Tuy nhiên, số lượng trẻ em mồ côi, khó khăn trên địa bàn còn nhiều nhưng nguồn lực vận động không cao nên Hội chưa thể nhận đỡ đầu được tất cả các em mồ côi, khó khăn. Do tình hình kinh tế chung đang gặp khó khăn nên bà con nhân dân đến ủng hộ mô hình thấp hơn rất nhiều so với năm đầu thực hiện. Nhiều chi hội gây quỹ từ chương trình BSSSYT rất thấp nên không đủ kinh phí để duy trì nhận đỡ đầu cho các em đến 18 tuổi, ngay cả các em được mạnh thường quân hỗ trợ.

      Với mong muốn không để ai bị bỏ lại phía sau, dù còn những khó khăn nhưng Hội LHPN xã Điện Phước và 8 chi hội đều quyết tâm tìm cách làm mới, hiệu quả để lan toả yêu thương đến với người yếu thế trên địa bàn.

Huyền Chi

       Sáng ngày 24/9, Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Điện Trung tổ chức lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Tham dự lễ bàn giao có ông Trần Tình - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã; bà Nguyễn Thị Hoà - UVBTV, Chủ tịch UBMT xã; ông Phạm Trường Thành - Chủ tịch Hội đồng hương xã Điện Trung tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Các hộ được Hội đồng hương xã tại TP.HCM hỗ trợ 130 triệu đồng để sửa chữa và xây mới. Ảnh M.N
 
       Các hộ gia đình được UBMT xã vận động Hội đồng hương xã hỗ trợ 130 triệu đồng để sửa chữa và xây mới nhà ở. Trong đó hộ bà Phan Thị Cúc và hộ ông Đỗ Thế Mẫn được hỗ trợ mỗi nhà 50 triệu đồng để xây mới và hộ ông Nguyễn Tam Kiên được hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa chữa. Căn nhà thứ nhất được bàn giao cho bà Phan Thị Cúc (thôn Nam Hà) có hoàn cảnh khó khăn, bản thân bà già yếu không lao động được, sống cùng người con gái. Căn nhà thứ hai được bàn giao cho hộ ông Đỗ Thế Mẫn (thôn Hoà Giang) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chưa có nhà ở, vợ bị bệnh hiểm nghèo, các con còn nhỏ đang ăn học và căn nhà thứ ba được trao cho ông Nguyễn Tam Kiên là hộ cận nghèo, vợ bị mù, bản thân ông đã lớn tuổi. Mỗi ngôi nhà xây dựng mới có diện tích từ 100 đến 110m2, kinh phí xây dựng từ 250 triệu đến 300 triệu đồng, trong đó Hội đồng hương xã hỗ trợ 50 triệu đồng, phần còn lại gia đình đóng góp.
       Dịp này, UBMT xã cùng Hội đồng hương còn đến thăm và trao kinh phí 5 triệu đồng để hỗ trợ bà Nguyễn Thị Nga (thôn Tân Bình) sửa chữa lại ngôi nhà.
Mi Ni

       Sáng ngày 24/9, tại Hội trường UBND thị xã, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam tổ chức tập huấn thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn thị xã năm 2024. Tham dự có ông Trần Quốc Quân - Phó Trưởng Phòng Lao động - Việc làm - Sở LĐ-TB&XH tỉnh; Bác sĩ Nguyễn Trung Tính - Khoa sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam.
 
Quảng cảnh buổi tập huấn. Ảnh T.K
 
       Tại chương trình, hơn 100 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thị xã đã được phổ biến truyền đạt các văn bản như Luật An toàn, vệ sinh lao động; các văn bản của Chính phủ, Trung ương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động; các kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; vệ sinh lao động và sử dụng trang thiết bị lao động an toàn, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; các kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; cách thức để tổ chức và thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động trong quá trình sản xuất...Tại buổi tập huấn các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, giải thích, giải đáp chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
       Thông qua tập huấn giúp người lao động hiểu rõ, nắm chắc và thực hiện đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất.  
                                                                                                          Tào Ka

       Chiều ngày 22/9, Hội LHPN xã Điện Thọ tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm Mô hình “Bữa sáng san sẻ yêu thương”, tổ chức chương trình mẹ đỡ đầu, tiếp sức đến trường cho các em mồ côi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn năm 2024. Tham dự có ông Trần Viết Mai - TUV, Bí thư Đảng ủy xã.
 
 
       Mô hình "Bữa sáng san sẻ yêu thương” được 9 Chi hội phụ nữ trên địa bàn xã tổ chức rất thành công đã thu hút đông đảo Nhân dân, cán bộ hội viên phụ nữ tham gia hưởng ứng, ủng hộ. Trong 3 năm, từ 2022 đến năm 2024, các chi hội đã bán trên 3,5 tấn mì thu hút trên 10 ngàn lượt hội viên phụ nữ và Nhân dân tham gia ủng hộ, đã gây quỹ trên 330 triệu đồng  trên 9 đơn vị thôn (trong đó năm 2022 trên 153 triệu, năm 2023 trên 92 triệu đồng, năm 2024 trên 89 triệu đồng). 
       Từ nguồn quỹ trên, năm 2022, 9 Chi hội phụ nữ đã đăng ký nhận đỡ đầu 13 em trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mức nhận khởi đầu ít nhất là 02 triệu đồng/em; năm 2023 nhận đỡ đầu thêm 4 em; năm 2024, các chi Hội tiếp tục nhận đỡ đầu thêm cho 9 em, nâng tổng số trẻ được nhận đỡ đầu đến nay là 30 em. Bên cạnh đó, hội Phụ nữ xã đã vận động mạnh thường quân là anh Nguyễn Văn Kiệt nhận đỡ đầu 3 em và đã trao kinh phí năm 2 cho các cháu, và đỡ đầu cho 1 trẻ em ở huyện Nam Giang. Được nhận đỡ đầu và dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của Hội đã giúp các em có được niềm vui, động lực, sự ấm áp trong cuộc sống và tiếp sức giúp các em vững bước hơn trên con đường đến trường. Qua tổng kết năm học 2023-2024 hầu hết các em đều chăm ngoan, học tập tốt.
      Cũng từ nguồn quỹ này, các Chi hội thường xuyên thăm hỏi, tặng quà cho các cháu nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, khai giảng năm học mới với hàng trăm suất quà, đồng thời thường xuyên đến thăm và tặng quà cho HVPN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đau ốm... 
       Tại chương trình hội nghị đã thực hiện trao kinh phí đỡ đầu cho 29 em học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 58 triệu đồng. Hội Khuyến học xã tặng 22 suất quà cho các em với tổng kinh phí 2,2 triệu đồng. 
                                                                                                             Tào Ka

       Chiều ngày 18/9, Đảng uỷ xã Điện Hồng tổ chức triển khai chủ trương về công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2024.
 
 
       Tại chương trình, thay mặt Đảng uỷ xã, bà Nguyễn Thị Lá - UVBTV, Chủ tịch UBMT xã thông qua Lời kêu gọi của Bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam về vận động chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đảng uỷ xã triển khai vận động trong cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân trên địa bàn đóng góp hằng năm từ nay đến năm 2025 để cùng với tỉnh thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát. Các khu dân cư, cán bộ công chức, người lao động trên địa bàn xã triển khai vận động tập trung vào ngày hội đại đoàn kết 18/11 và hoàn thành đóng góp năm 2024 vào cuối tháng 12/2024. 
Mi Ni

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019445614
Hôm nay
Hôm qua
6465
8858