

0235.3867334
Những năm qua, Hội LHPN xã Điện Hoà luôn bám sát nhiệm vụ của Hội và cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị của địa phương bằng các nhiệm vụ trọng tâm. Việc phát huy vai trò của phụ nữ trong các phong trào thi đua, nhiều chị em ngày càng khẳng định mình trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa phong trào phụ nữ dẫn đầu thị xã năm 2024.
Để phong trào đi vào chiều sâu và đến được với từng hội viên phụ nữ, các cấp Hội đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước.
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, Hội LHPN xã đăng ký 2 công trình phần việc nhưng thực hiện đến 8 công trình, được Hội LHPN thị xã tặng giấy khen có thành tích tiêu biểu: tổ chức cuộc thi thiết kế áo dài chủ đề “Áo dài Việt trong Tôi”, tổ chức Ngày hội “Sắc màu ngày mới” đa dạng các hoạt động như Dân vũ Thể thao “Nhịp điệu ngày mới”, thi nhảy sạp, thi Rung chuông vàng tìm hiểu về tiểu sử và cuộc đời Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ; thi nấu cơm bằng niêu, thi lều trại, tổ chức nhiều trò chơi dân gian, tặng 22 phần quà cho phụ nữ khuyết tật, thăm và tặng quà Mẹ VNAH Phan Thị Niệm; tổ chức “Bữa cơm tri ân”, hoạt động “Trọn nghĩa tri ân”, “Làm đẹp bàn thờ liệt sĩ”, dọn vệ sinh khuôn viên vườn nhà Mẹ; phối hợp các đoàn thể thăm, tặng quà 5 Mẹ VNAH và tổ chức Bữa cơm tri ân Nhà Mẹ VNAH Trần Thị Trọng.
Hưởng ứng tích cực Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Hội hoàn thành sớm với tổng số tiền 16.832.000 đồng, vượt chỉ tiêu 2.822.000 đồng, tham gia Chương trình “Nghĩa tình biên cương” do Hội LHPN thị xã tổ chức tổng kinh phí 18.500.000đ trong đó hỗ trợ xây 1 công trình vệ sinh 10 triệu đồng, nhận đỡ đầu thường xuyên 1 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn 3 triệu đồng và hỗ trợ nhu yếu phẩm cho phụ nữ và trẻ em vùng cao.
Hội tổ chức 17 hoạt động tuyền truyền về bạo lực gia đình, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tập trung tuyên truyền Chuyên đề về nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp và công tác chuyển đổi số thông qua hình thức Hội thi Rung chuông vàng thu húthơn 150 chị HVPN tham gia; tổ chức 3 lớp tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 18 - 45, phối hợp trạm y tế tổ chức khám phụ khoa, SKSS.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, Hội đã giúp 10 hộ đạt 5 không 3 sạch, vượt chỉ tiêu 5 hộ. 11/11 Chi hội ra mắt mô hình “Gia đình 5 có 3 sạch” kết hợp ra mắt mô hình “Nhà tôi đã phân loại rác” có gắn bảng tại từng hộ gia đình, trao tặng 270 thùng rác, tặng 431 giỏ rác, gắn 175 biển “ Nhà tôi đã phân loại rác”; phát 1.750 tờ rơi tuyên truyền nội dung Gia đình 5 có 3 sạch tổng kinh phí thực hiện 64.480.000 đồng. Hội xây dựng và ra mắt 11/11 Ngôi nhà xanh tại 11 chi hội tổng kinh phí thực hiện 27,5 triệu đồng; vận động CBHV thực hiện Phần việc Mỗi tháng dành 1 ngày vì Môi trường Sáng – xanh- sạch – đẹp, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh, vận dụng nguồn giữ chuẩn Nông thôn mới Hội trồng 686 cây hoa các loại, tổng kinh phí thực hiện 135.000.000đ. Hội tổ chức Hội chợ xuân online hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm: Mắm Nhất Định, Bún, phở khô Đức Thảo, mứt, kiệu Tết các loại Xuyến, hương trầm Thanh Thuỷ...Số tiền thu được từ hoạt động Hội chợ xuân Online là 40,43 triệu đồng trong đó trao tặng 22 phần quà cho các gia đình khó khăn, trẻ em, bị bệnh hiểm nghèo trên địa bàn xã số tiền 6.600.000đ. 11/11 Chi hội tiếp tục tổ chức thành công chương trình “Bữa sáng san sẻ yêu thương” đồng loạt thực hiện 1 ngày chủ nhật với tổng số tiền gây quỹ trên 90 triệu đồng thực hiện chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” trao hơn 245 suất, 143.500.000 đồng, tặng quà 140 phụ nữ và 145 trẻ em, phối hợp vận động hỗ trợ sửa chữa nhà đại đoàn kết cho 2 HVPN có hoàn cảnh khó khăn; tiếp tục thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” 2 em được nhận mới năm 2024, nâng tổng số em đỡ đầu lên 22 em với tổng số tiền 44 triệu đồng.
Hội LHPN xã Điện Hoà tích cực tham gia các hoạt động do Hội cấp trên tổ chức đạt kết quả cao như vận động HVPN tiêu thụ chổi đót cho người mù, đạt giải nhất Hội thi cán bộ Hội giỏi, giải ba sự kiện chung tay bảo vệ môi trường Biển. 11/11 chi hội tích cực xây dựng video hưởng ứng các bài thể thao dân vũ Chiến thắng Điện Biên Phủ, các ca khúc về quê hương Quảng Nam, ca khúc về Mẹ, vận động HVPN tham gia vượt số lượng chỉ tiêu giao về các buổi bán hàng livetreams do Hội LHPN thị xã tổ chức, thi trực tuyến tìm hiểu chính sách mới người có công cách mạng, thi ứng dụng công nghệ thông tin do TW Hội phát động; phối hợp vận động doanh nghiệp và Hội đồng hương thành phố Hồ Chí Minh sửa chữa 2 ngôi nhà cho 2 hội viên có hoàn cảnh khó khăn tổng số tiền 100 triệu đồng, tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện mô hình “Heo đất nhân ái”, tặng bảo hiểm tai nạn cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay mô hình “Heo đất nhân ái” được duy trì với209 con heo đất, nhân dịp 20.10 thuđược số tiền 17.360.000đ.
Hội tổ chức toạ đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong HVPN” năm 2024, từ đó xây dựng các giải pháp thực hiện tốt mô hình “Tổ phụ nữ thanh toán không dùng tiền mặt”, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt chi, tổ, Hội; thành lập 81 tổ phụ nữ sinh hoạt trên không gian mạng với 1620 thành viên; ra mắt 11 Tổ phụ nữ thanh toán không dùng tiền mặt có 223 thành viên.
Ngoài ra, Hội duy trì hiệu quả 13 mô hình hiện có và đảm bảo duy trì bền vững như mô hình “Bữa sáng san sẻ yêu thương”, mô hình “Việc làm nhỏ - Công trình lớn”; mô hình “Tổ phụ nữ tình nguyện phục vụ tang lễ”, mô hình “Heo đất nhân ái”; CLB phát triển kinh tế, Tổ hợp tác trồng hoa cúc; Tổ phụ nữ tự quản về môi trường, Địa chỉ tin cậy; CLB Dân vũ thể thao, Mô hình “Phụ nữ Điện Hoà vì môi trường xanh”; Tổ phụ nữ hỗ trợ công nghệ số cộng đồng; Mô hình “ Góc bếp sạch”, CBL “Nuôi dạy con tốt.
Để đạt được những kết quả toàn diện, ngay từ đầu năm Hội đã xây dựng nhiều kế hoạch cụ thể theo tháng, theo quý gắn sát với nhiệm vụ tại địa phương, lên dự trù kinh phí thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tham mưu với cấp ủy Đảng để có hướng lãnh chỉ đạo, đề xuất chính quyền, MT, các đoàn thể tạo điều kiện hỗ trợ Hội trong thực hiện phong trào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, tranh thủ mọi nguồn hỗ trợ của chính quyền, nguồn xây dựng Nông thôn mới, nguồn đảm bảo xã hội, nguồn sự nghiệp Môi trường, kết nối tạo mối quan hệ giao lưu, thăm hỏi với các doanh nghiệp trên địa bàn toàn xã để tạo nguồn kinh phí hoạt động Hội.
Xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt, làm đòn bẩy, thước đo trong mọi hoạt động, đặc biệt trong giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin vào các phong trào thi đua, bằng nhiều hình thức như zalo nhóm, fb, thi trực tuyến, tuyên truyền trực quan, quét mã QR..., Hội đã kết nối và đẩy mạnh hơn, chuyên sâu hơn các hoạt động, mỗi hoạt động được rõ nét cụ thể, sinh động thu hút đông đảo tầng lớp, lực lượng HVPN tham gia. Ở mỗi độ tuổi, Hội sẽ có cách tuyên truyền khác nhau, bố trí thời gian hợp lý phù hợp với điều kiện sinh hoạt của hội viên. Các hoạt động luôn hướng về chi hội và phân công từng ủy viên BCH thường xuyên theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn để chi hội hoàn thành nhiệm vụ, mọi hoạt động đều lấy lợi ích của HVPN làm trọng tâm. Tập thể BCH Hội LHPN xã có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em hội viên để đề ra các hoạt động cụ thể, được đa số chị em tin tưởng, quý mến và đây cũng là điều kiện thuận lợi thu hút chị em tham gia công tác Hội ngày càng đông, ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân điển hình hay có sức lan tỏa, ý nghĩa sâu sắc, những hoạt động cụ thể, thiết thực nên được đa số chị em hội viên đồng tình hưởng ứng thực hiện. Việc làm của Hội đáp ứng được quyền lợi thiết thực của chị em.
Một điều quan trọng là Hội luôn nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo từ xã đến thôn, thường xuyên giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong xã, nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống của chị em phụ nữ ở từng thôn thông qua kênh thông tin là các đồng chí lãnh đạo Chi ủy, BND, BCTMT thôn để Hội định hướng hoạt động phong trào sát với thực tế hơn.
Bà Nguyễn Thị Phượng – Chủ tịch Hội LHPN xã Điện Hoà cho biết, trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả công tác Hội và phong trào phụ nữ tốt hơn, Hội LHPN xã Điện Hoà tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, phát huy quyền làm chủ của hội viên phụ nữ, cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện khâu đột phá “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động hội” và biểu dương, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, phát triển hội viên.
Huyền Chi
Tín dụng chính sách xã hội triển khai trên địa bàn xã Điện Thọ đã phát huy hiệu quả trong tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, góp sức xây dựng nông thôn mới. Năm 2020, từ nguồn vốn vay 90 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn và các nguồn lực khác, ông Phan Quang Tám, thôn Phong Thử 1 đầu tư mô hình nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch sinh thái trên phạm vi 1,2ha ở thôn Nông Sơn 1, xã Điện Phước. Ông Tám trồng 150 gốc bưởi da xanh, 500 gốc ổi ruột đỏ, 100 gốc mít Thái Lan.
Ông Tám dùng phân vi sinh, chế phẩm sinh học bón phân chuồng cho cây trồng chứ không dùng phân hóa học, các loại hóa chất kích thích sinh trưởng. Nhờ đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm và thơm, ngon nên các loại trái cây ổi, mít, bưởi của ông được người tiêu dùng đón nhận dù bán với giá cao hơn khá nhiều so với mặt bằng thị trường.
Cạnh đó, ông Tám cũng đã bố trí một ao sen rộng lớn, trồng thêm các loại hoa để phục vụ du lịch. Ông tính toán, chỉ riêng doanh thu từ bán trái cây ăn quả đem lại mỗi năm gần 500 triệu đồng, lãi hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, ông đầu tư thêm các khu vui chơi, ẩm thực, thưởng ngoạn để phục vụ du lịch sinh thái, kỳ vọng đạt doanh thu cao.
Ở xã Điện Thọ có rất nhiều mô hình nông dân làm kinh tế nổi bật từ vốn tín dụng chính sách như chăn nuôi bò 3B, chăn nuôi bò nhốt chuồng, trồng cây ăn quả, kinh tế vườn và trang trại, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thực hiện dịch vụ nấu ăn cho các đám tiệc trong và ngoài tỉnh.
Tiêu biểu như hộ bà Nguyễn Thị Quý, thôn Châu Lâu vay 50 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Điện Bàn đầu tư dịch vụ nấu ăn hiệu quả lớn. Bà Quý đã tận dụng các nguồn nguyên liệu thực phẩm đa dạng, tươi ngon của địa phương như gà thả vườn, bò thịt, các loại rau quả, hoa màu… cộng với các loại hải sản tươi sống vùng biển ngang để nấu ăn phục vụ cho các tiệc cưới, hỏi, tân gia khắp các vùng Đại Lộc, Hội An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Chính nhờ dịch vụ nấu ăn uy tín đã đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho bà Quý.
Theo ông Mai Phước Thành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thọ, tổng dư nợ cho vay tín dụng chính sách do đơn vị quản lý hiện nay là trên 32 tỷ đồng với hơn 500 hộ vay. Hội Nông dân xã phối hợp chặt chẽ với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã tuyên truyền sâu rộng về tín dụng chính sách; bình xét cho vay công khai, dân chủ; đưa vốn đến hộ nghèo, chính sách để người dân đầu tư làm kinh tế; đầu tư công trình nước sạch, vệ sinh; cho con ăn học đại học…
Cùng với nhận vốn ủy thác của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Điện Bàn để đưa đến hộ có nhu cầu vay, Hội nông dân xã Điện Thọ còn phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức cho người nông dân tham quan học tập các mô hình làm ăn cũng như tập huấn phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt mới mẻ, hiệu quả để người nông dân vận dụng thành công trong thực tiễn.
Có thể thấy, vốn chính sách đã giúp hộ nghèo, chính sách vay vốn làm ăn góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen ở khu vực nông thôn. Vốn ưu đãi đã giúp nhiều hội viên xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
Tín dụng chính sách đã giúp chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn nâng lên rõ rệt. Diện mạo làng quê Điện Thọ ngày càng khang trang hơn. Nhiều gia đình nghèo đã nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định nhờ tín dụng chính sách.
Thu Hằng
Sáng ngày 3/1, tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã, Hội Chữ thập đỏ thị xã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội, phong trào chữ thập đỏ, công tác hiến máu tình nguyện năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Tham dự có bà Võ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã.
Tổng giá trị hoạt động nhân đạo trong chương trình “Tết nhân ái” năm 2024 của Hội Chữ thập đỏ thị xã Điện Bàn thực hiện trên 2,3 tỷ. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” theo Dự án nhân đạo số (INHANDAO) đã thiết lập 78 địa chỉ và vận động hỗ trợ cho 128 người hưởng lợi, trị giá hơn 384 triệu đồng. Tổng kinh phí hoạt động tháng nhân đạo thị xã Điện Bàn là 511.542.000 đồng; Hội đã vận động tổ chức xây dựng 3 nhà nhân ái trị giá 165 triệu đồng, hỗ trợ sửa chữa 01 ngôi nhà với tổng kinh phí 15 triệu đồng; huy động nguồn hàng hóa kịp thời hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bão số 3 với hơn 45 tấn hàng trị giá ước tính trên 1,5 tỷ đồng.
Hội cơ sở đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động góp phần vào kết quả chung của thị xã, trong đó: các cấp Hội vận động hỗ trợ tiền mặt, quà, xe lăn, xe đạp, áo quần, dụng cụ gia đình, học tập, sinh kế, học bổng, tổng kết các lớp học tình thương… cho hơn 2.000 đối tượng, trị giá trên 1 tỷ đồng. Triển khai mô hình “Bếp ăn tình thương”, “Bữa ăn tình nghĩa”, “Tủ bánh mỳ 0 đồng” đã phục vụ trên 3.000 lượt người tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam và người dân trên địa bàn thị xã, trị giá trên 55 triệu đồng. Hỗ trợ mai táng cho 3 trường hợp, trị giá trên 81 triệu đồng. Tiêu biểu cho hoạt động này là CLB Tình thương phường Điện Phương, Hội CTĐ phường Điện An,… nhiều hoạt động hỗ trợ thường xuyên được thực hiện tốt, tiêu biểu như: Duy trì tặng quà các địa chỉ nhân đạo định kỳ hằng tháng của Hội Chữ thập đỏ phường Điện Thắng Trung, phường Điện An; Thường xuyên thăm hỏi, tặng quà Trung tâm Dưỡng lão Hiệp Đức, trung tâm người khuyết tật huyện Phú Ninh, kết nối đưa người già neo đơn vào chăm sóc tại trung tâm dưỡng lão của Hội Chữ thập đỏ xã Điện Trung; duy trì mô hình lớp học tình thương của Hội Chữ thập đỏ phường Điện Phương
Công tác hiến máu tình nguyện được Ban Chỉ đạo cấp thị xã và cơ sở chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp tiếp tục kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động, ban hành văn bản chỉ đạo và giao chỉ tiêu vận động hiến máu tình nguyện cho các cấp, các ngành; đẩy mạnh truyền thông; duy trì, mở rộng lực lượng tình nguyện viên và tuyên truyền viên theo hướng chất lượng; hưởng ứng, tham gia và thực hiện có hiệu quả các chiến dịch như: “Lễ hội Xuân hồng”, “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” - 07/4 và ngày “Thế giới tôn vinh Người hiến máu” - 14/6. Thực hiện tốt công tác tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình, tập thể có thành tích HMTN, vận động HMTN và tư vấn, chăm sóc, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người hiến máu tình nguyện. Các Câu lạc bộ hiến máu tình nguyện, Câu lạc bộ hiến máu dự bị tiếp tục được duy trì và phát triển góp phần cho phong trào hiến máu tình nguyện trong thị xã đạt chỉ tiêu, kịp thời hiến máu cứu người khẩn cấp khi bệnh viện cần. Trong năm đã tổ chức 3 đợt hiến máu theo kế hoạch tỉnh giao, 01 đợt hiến máu ngoài kế hoạch, kết quả thu được 1.545 đơn vị máu.
Kết quả tổng giá trị vận động nguồn lực toàn Hội trong năm 2024 đạt trên 6 tỷ đồng. Tổng số dư quỹ ở các cấp Hội trên 250 triệu đồng, trong đó Thị Hội 140 triệu đồng; các cơ sở Hội trên 110 triệu đồng; có 15 Hội cơ sở duy trì quỹ trung bình từ 5 triệu đồng trở lên.
Các đại biểu đã thảo luận, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dịp này, Hội nghị đã trao Bằng khen của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam cho 1 tập thể và 1 cá nhân; Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thị xã đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, công tác hiến máu năm 2024 trên địa bàn thị xã.
Tào Ka