0235.3867334

       Du lịch trải nghiệm ở nông thôn đang là xu hướng được du khách quan tâm, cũng là điều nhiều người làm du lịch đang hướng tới và một trong những hình thức du lịch nông thôn phổ biến là du lịch cộng đồng. Để những vùng quê vốn yên bình trở thành điểm đến thu hút không đơn giản và có thành công hay không thì sự quyết định là chủ thể - người dân ở đó. Tại một số địa phương ở Điện Bàn, những người nông dân xưa nay chỉ gắn bó với đồng ruộng, quanh năm trông chờ vào thu nhập từ cây lúa, cây rau giờ đây đã bắt đầu làm du lịch, bắt đầu từ những gì vốn có của vùng đất họ sinh ra và lớn lên.

       Đã mấy năm nay, người dân xã Điện Phong đã quá quen thuộc hình ảnh những vị khách nước ngoài đạp xe trên những con đường làng và cùng làm những công việc của nhà nông tại nhà anh Nguyễn Tấn Pháp ở thôn Tân Thành.

       Những vị khách đến từ nhiều nước luôn tỏ ra thích thú khi trải nghiệm cuộc sống nông thôn. Người nông dân Nguyễn Tấn Pháp trong vai trò hướng dẫn viên du lịch đã đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi cùng anh trải nghiệm những hoạt động của nhà nông.

       Sinh ra từ làng quê, từ nhỏ đã chứng kiến sự nghèo khó, vất vả của ba mẹ và bà con trong làng, phơi mình giữa nắng trưa hè hay tê tái buốt lạnh khi dầm mình dưới nước trong những ngày đông lạnh giá, Pháp thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của nghề nông. Và càng gắn bó với người nông dân, Pháp nhận ra mình yêu cuộc sống nông thôn này quá đỗi. Với mong muốn làm ra sản phẩm tự nhiên, không dùng bất cứ loại phân hóa học nào trong nông nghiệp, ban đầu anh cùng các bạn của mình trồng rau hữu cơ cung cấp cho bà con trong vùng và các thành phố Đà Nẵng, Hội An. Công việc này đã mang lại cho anh lợi nhuận không nhỏ bởi dùng thực phẩm sạch đang là nhu cầu không thể thiếu của người tiêu dùng. Nhưng rồi cơ duyên đã đưa anh đến với du lịch làng quê từ những buổi chiều anh lang thang đạp xe ở Hội An sau ngày dài lao động mệt mỏi. Pháp biết rất rõ thành phố này có nhiều lợi thế  phát triển du lịch nhưng quê anh lại có những nét đẹp rất riêng mà nơi khác không có, tại sao lại không làm du lịch từ những sản phẩm của địa phương? Và anh mạnh dạn rẽ sang con đường mới.

       Đầu tiên, Pháp thuyết phục ba mẹ cho phép việc chọn ngôi nhà nhỏ và khu vườn của mình làm điểm du lịch, giữ nguyên vẹn những gì vốn có của ngôi nhà như tường xây không quét nước vôi, nền đất, hiên nhà được lợp bằng tranh rạ. Dành khoảng đất trống trong vườn chia thành luống để khách trải nghiệm một ngày làm nông dân. Du khách tỏ ra thích thú khi được khoác lên mình bộ bà ba, đội nón lá và làm vườn. Chái hiên là những phên tre và bên trên lợp bằng rơm rạ, Pháp bố trí bếp, chén bát và các nguyên liệu sẵn có của mình để khách tự tay nấu những món ăn của địa phương. Những buổi chiều gió lộng, Pháp đưa khách đạp xe quanh làng rồi ra bến đò xuống ghe để thả lưới bắt cá, sản phẩm thu được mang lên bờ nhóm lửa nướng thơm lừng để khách và chủ nhà cùng thưởng thức. Khách đến đây không chỉ học làm vườn, tham gia trải nghiệm cuộc sống miền quê mà muốn nghe câu chuyện về một chàng trai làm du lịch khi không hề có chút kiến thức về du lịch và gặp không ít khó khăn về rào cản ngôn ngữ. Pháp đã làm du lịch bằng một tình yêu dành cho làng quê của mình, đó là mái tranh rơm rạ, là mái chèo khua nước bên bến sông, là không gian nhà yên tĩnh.

       Và một tin vui đến với người dân làng Cẩm Phú (xã Điện Phong) đó là cuối năm 2024, UBND thị xã Điện Bàn ban hành Quyết định phê duyệt dự án “Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại làng Cẩm Phú – Gò Nổi” giai đoạn 2024 – 2025 với hơn 1tỷ đồng hỗ trợ người dân Cẩm Phú tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch. Dự án được Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh – Truyền hình thị xã Điện Bàn triển khai thực hiện vào cuối năm 2024 và 2025. Các hoạt động được người dân háo hức đón nhận, khai thác giá trị văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch tại làng, các kiến thức, kỹ năng về ẩm thực và pha chế nhằm phục vụ khách du lịch, toạ đàm, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú không rác thải nhựa…, đến tổ chức famtrip, kết nối doanh nghiệp đầu tư, đưa khách về…Người dân được trang bị kiến thức, kỹ năng hô hát bài chòi, các làn điệu dân ca, cách thức tổ chức trò chơi bài chòi, phương pháp tổ chức, duy trì hoạt động CLB/ Nhóm bài chòi dân gian. Ban ngày vất vả với công việc đồng áng thế nhưng đêm xuống những người dân Cẩm Phú tập trung tại nhà sinh hoạt tập luyện đàn hát dân ca, không khí nhộn nhịp, vui vẻ.

       Về phía địa phương, lãnh đạo xã Điện Phong rất phấn khởi khi các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian gần đây được Trung tâm VH-TT&TT-TH thị xã tổ chức thường xuyên tại làng Cẩm Phú. Chính Chủ tịch UBND xã Dương Hiển Công và Phó Chủ tịch Phan Phước Trung là những hướng dẫn viên chuyên nghiệp nhất với mong muốn người dân tiếp cận và đồng hành, tìm ra chất liệu tốt nhất để làm nên sự khác biệt của sản phẩm, thuyết minh cho du khách giá trị sản phẩm của mình. Đó cũng là cách để sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn của người nông dân được đánh giá cao.

       Tại Triêm Tây (phường Điện Phương), du khách mỗi khi đến đây mê mẩn vẻ đẹp dân dã của làng và càng ấn tượng với cô hướng dẫn viên nhỏ nhắn, nhanh nhẹn Đỗ Thị Thiện Chơn mà khách thường gọi bằng tên thân mật: Út Chơn. Là người bản địa, am hiểu quê mình, lại sẵn tính thật thà, mến khách, những câu chuyện của Út Chơn mộc mạc, chân tình mang đến cảm giác bình yên và thú vị cho du khách. 

       Những người dân quê đã và đang cùng nhau làm du lịch, dựa vào sự bình yên vốn có của làng quê, vào những giá trị văn hóa được hun đúc, giữ gìn qua nhiều thế hệ với mong muốn mỗi nông dân đều là một hướng dẫn viên giới thiệu vẻ đẹp quê hương với du khách và chính người dân được hưởng lợi từ du lịch. Khi chính nông dân tổ chức các chương trình trải nghiệm thì rất cuốn hút vì du khách được tiếp cận gần nhất với đời sống nông thôn, nông dân địa phương, cảm nhận được những nét đẹp đời thường của văn hóa bản địa.

 

Huyền Chi

       Xã hội phát triển, cách đón Tết Nguyên đán cổ truyền của người dân nhiều nơi cũng dần có sự thay đổi. Song, “Tết quê”, Tết truyền thống cùng với những nét riêng độc đáo vẫn còn mãi trong tiềm thức của không ít người, nhất là lớp người lớn tuổi…Không sung túc, đủ đầy như bây giờ, nhưng những cái Tết ấy luôn là miền ký ức không thể nào lãng quên, là một thời để nhớ, là nơi để ai đó khát khao tìm về.

       Mỗi khi xuân về Tết đến, phố phường nhộn nhịp, người và xe ngược xuôi trên đường đông đúc hơn. Ai cũng vội vã tất bật. Ngắm nhìn mọi người qua lại trong những ngày cận Tết, bất giác tôi lại nhớ Tết quê ngày ấy.

       Ngày xưa, để có cái Tết ấm cúng, sum vầy, đoàn viên, người dân quê tôi âm thầm chuẩn bị từ trước. Heo để thịt ăn tết được các bà các cô trong xóm bàn thảo, phân công người nuôi lúc cấy vụ hè thu. Gà, vịt thì mỗi nhà tùy theo khả năng của mình mà “gầy đàn” từ thời điểm đó. Bước sang tháng Chạp, công việc chuẩn bị cho cái Tết của mỗi gia đình càng khẩn trương hơn.

       Rồi hạ tuần tháng Chạp ập tới. Đó cũng là lúc mọi người mọi nhà hối hả chạy đua với thời gian sắm sanh các loại bánh mứt. Xuân về Tết đến là dịp để các gia đình thi thố tài năng thực hành nữ công gia chánh. Gạo nếp đem ngâm vuốt nước để ráo rồi xay giã thành bột gói bánh. Tôi vẫn còn nhớ hồi đó nhà tôi cũng như bao nhà khác làm khá nhiều bánh. Nào bánh in, bánh da, bánh tét, bánh ú. Rồi các loại mứt “cây nhà lá vườn”. Nào mứt dừa, mứt gừng. Nào mứt bí đao, mứt khoai lang ruột đỏ. Với sự hướng dẫn bằng cách “cầm tay chỉ việc” của các mẹ, các chị, 25, 26 âm lịch bánh mứt đã đâu vào đấy cả rồi, bọn trẻ con như tôi đã háo hức đếm ngược từng ngày đón tết.

       Thời gian như cánh thoi đưa. 28 tết. Cả xóm chộn rộn hẳn lên. Tiếng gà cục ta cục tát đó đây. Tiếng heo kêu eng éc vang vọng khắp nơi. Đường làng tấp nập người qua lại nói cười hỉ hả. Họ đến nhà nuôi heo đặt trước đó để chia phần dặn từ trước, đem về ăn Tết. Tục lệ này có từ bao giờ tôi không rõ và nhưng tôi cảm nhận nó mang đầy tính nhân văn. Bởi khi bàn thảo giao cho ai đó trong nhóm nuôi heo, các thành viên trong nhóm yên tâm cận Tết mổ heo lấy thịt đem về chế biến các món tùy thích. Và nữa, trước khi xách những xâu thịt heo về nhà, mọi người được gia chủ đăng cai thết đãi món cháo lòng thơm ngon kèm những ly rượu quê tuyệt hảo. Vì thế, Tết ở quê đầy ắp tình làng nghĩa xóm.

       28 tết, những gia đình trong xóm tôi cũng tất bật trang trí cây cảnh trong nhà. Những chậu vạn thọ được các gia đình ươm trồng từ tháng 10 âm lịch, giờ đã bông búp xum xuê, bốn chậu to được để trước hiên nhà. Trong gian phòng khách nhỏ, một cành mai tết được mẹ cắm trong lọ, góc kia lại có một lọ hoa lay ơn, sáng bừng không khí xuân về…

       Tết, những hủ dưa kiệu mẹ làm, hủ thịt muối, nồi bánh tét được vớt ra còn nóng hổi thơm mùi nếp mới chiều cuối năm. Tầm 28 - 29 tháng Chạp, ang gạo nếp thơm lừng được mẹ đem ra ngâm, để ráo, những tàu lá chuối sứ lành lặn được lau chùi sạch sẽ để bó nếp, buộc cẩn thận bằng những cọng lạt bằng cật tre chẻ nhỏ. Bánh được sắp vào cái nồi to, đổ nước xâm xấp, rồi bắt lên kiềng ông Táo, chụm suốt một ngày một đêm liền. Những đòn bánh tét thơm lừng vừa ra lò một ít được dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên, một phần để ăn tết, một phần thường là quà gửi bà con phương xa về ăn tết. 

       Tôi vẫn còn nhớ như in đêm Ba mươi Tết ở quê. Làng trên xóm dưới nhà nào cũng có bếp lửa nấu bánh tét bập bùng cháy sáng trước sân. 11 giờ đêm, ba tôi vớt những đòn bánh tét ra khỏi nồi rồi vào rửa ráy chân tay, thay quần áo thắp hương trên bàn thờ khấn vái gia tiên.

       Bây giờ xã hội ngày càng phát triển Và Tết ở quê tôi cũng đã có nhiều đổi thay. Mọi người mọi nhà không còn tất bật lo toan sắm Tết cả tháng trời như xưa. Bởi các loại bánh mứt được bán đầy ở các chợ quê. Ngay cả bánh tổ, bánh tét cũng không thiếu. Cận Tết, người dân quê tôi chỉ cần bỏ ra một buổi đi chợ  là coi như đã sắm xong tất cả thực phẩm cho cả nhà vui xuân đón Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Sự tiện lợi và đầy đủ “không thiếu thứ chi” trong việc mua sắm Tết bây giờ lại khiến tôi bâng khuâng nhớ những cái Tết ở quê của một thời chưa xa. Cực nhọc vất vả nhưng mà vui. Càng “ôn cố” tôi lại càng nhớ thời thơ ấu đã qua từ lúc nào rồi.

       Và còn nữa, những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn hẳn không thể nào quên khi xuân về Tết đến là sáng Mùng 1 Tết, những cô bé cậu bé xúng xính trong bộ quần áo mới, giày dép mới, nón mũ mới, tay cầm những chiếc bong bóng đủ màu xanh, vàng, đỏ, tím… lon ton theo cha mẹ trên đường về nội về ngoại chúc phúc ông bà nhân dịp năm mới. Với riêng tôi, hình ảnh những cô bé cậu bé xinh đẹp như thiên thần, gặp ai cũng lễ phép vòng tay chào rồi nhoẻn cười thật tươi, luôn khắc sâu trong tâm khảm mình. Bởi các cô bé cậu bé đã góp phần làm cho cái Tết ở quê thêm sinh động và đầy màu sắc mùa xuân.

       Tết những năm xưa ấy, những đứa trẻ như tôi luôn mơ tết. Tết có quần áo mới, có bánh trái tha hồ ăn, được đi chơi nhiều ngày dài, lại có phong bao lì xì đầu năm... Đã qua rồi những cái tết đám trẻ con trong xóm kéo nhau rồng rắn đi các nhà đầu thôn cuối xóm. Dẫu nghèo, dẫu khó, dẫu trong năm xóm giềng cũng có chuyện này, chuyện kia nhưng ngày tết, ai nấy đều chín bỏ làm mười. Bọn choai choai như chúng tôi đi khắp thôn này thôn nọ, xã này xã nọ chơi tết mà chẳng biết mệt. Chẳng xe xịn, chẳng điện thoại, tình bạn trong trẻo, hồn nhiên.

       Tết không chỉ là dịp để đoàn tụ, nghỉ ngơi, vui chơi. Tết còn ăm ắp kỷ niệm, là miền ký ức không bao giờ quên. Giờ cuộc sống hiện đại, nhưng khó nhất sẽ là không thể có không khí rộn ràng khi xưa.

       Có lẽ vì thế, những cái Tết cứ lặng lẽ trôi qua, năm nay hay năm sau cũng không quá nhiều khác biệt. Những năm tháng nhọc nhằn giờ nghĩ lại chính là thời có những cái Tết vui nhất, tình cảm ấm áp nhất.

Thu Hằng

       Mỗi miền đất đều mang trong mình những nét riêng, hoặc thầm kín, sâu lắng, hoặc dữ dội mà đắm say, lắng đọng tình yêu thương tha thiết, mộc mạc nhưng tỏa hương nồng đượm. Dù ở nơi đất khách quê người nhưng những người con Điện Bàn vẫn đau đáu nỗi nhớ quê nhà. Sâu thẳm trong tâm hồn, họ luôn hướng về nơi chôn nhau, cắt rốn và mong muốn góp yêu thương gửi về quê nhà.

       Quê hương, hai tiếng thân thương không chỉ là nơi để nhớ, để thương, mà còn là nơi để những người xa quê cùng hướng về đùm bọc, sẻ chia.

       Tại thành phố HCM, trong những buổi họp mặt đồng hương của thị xã và từng xã, phường, những câu chuyện của quê nhà được kể lại trong không khí đầm ấm với những xúc cảm trong veo đến xúc động. Đó là những hồi ức về một thời khó khăn nhưng đầy tình nghĩa, dù nghèo nhưng tình làng nghĩa xóm luôn sâu đậm. Tiếng cười nói vui vẻ và thân tình vang lên không ngớt, ấy là những khoảnh khắc mà mỗi người đều trân quý. Những người xa quê, nhiều cô, chú đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm, sức khỏe giảm sút, đi đứng chậm chạp, phải có người dìu đỡ nhưng ánh mắt của họ vẫn lấp lánh niềm vui khi gặp lại bà con đồng hương và lãnh đạo địa phương vào dự gặp mặt. Chính những buổi gặp mặt như thế đã gắn kết, nuôi dưỡng tình cảm và tinh thần đoàn kết đáng quý của những người con xa xứ, nhắc nhở nhau gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đây không chỉ là nơi để những người xa quê họp mặt, làm vơi bớt nỗi nhớ quê, mà còn là nơi để mỗi người thể hiện tình cảm và tấm lòng của mình đối với quê hương bằng những hành động thiết thực nhất, kết nối những người cùng quê thuộc nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi, có thêm nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm bồi đắp, nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về quê hương, vận động mỗi người tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

          Năm 2024 đánh dấu bước phát triển quan trọng của Hội đồng hương thị xã Điện Bàn tại TP.HCM với việc kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2024–2029 và hỗ trợ thành lập, hoàn thiện nhân sự Ban chấp hành các Hội đồng hương cấp xã, phường. Hiện nay, Hội đồng hương thị xã Điện Bàn tại TP.HCM bao gồm 20 đơn vị Hội đồng hương cấp xã, phường và 3 câu lạc bộ hoạt động tích cực là Câu lạc bộ Doanh nhân Điện Bàn phía Nam, Ban liên lạc sinh viên, học sinh tại TP.HCM và Ban liên lạc cựu học sinh trường Nguyễn Duy Hiệu.

       Với đội ngũ gồm 150 nhân sự trẻ, năng động từ Ban chấp hành Hội đồng hương thị xã và các xã, phường, Hội đồng hương thị xã Điện Bàn đã xây dựng được mạng lưới liên kết chặt chẽ. Các hoạt động không chỉ tạo sự gắn bó, hỗ trợ bà con đồng hương tại TP.HCM mà kết nối hiệu quả với lãnh đạo thị xã Điện Bàn và 20 xã, phường để có những đóng góp thiết thực cho quê nhà. Nỗi nhớ quê da diết và mong ước nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người ngày càng phát triển đã gắn kết hàng nghìn con tim những người con Điện Bàn xa xứ. Và với truyền thống tốt đẹp ấy, bà con xa quê luôn có những hành động thiết thực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Hội đồng hương Điện Bàn trên khắp mọi miền đất nước thực sự trở thành địa chỉ quen thuộc để những người con xa quê gửi gắm tình cảm và vật chất đến những hoàn cảnh còn nghèo khó ở địa phương. Chương trình "Xuân yêu thương 2024" trao quà cho người già neo đơn với sự hỗ trợ của nhà tài trợ và mạnh thường quân, phối hợp tổ chức xe nghĩa tình đưa bà con đồng hương về quê đón Tết, trao thưởng học sinh giỏi thị xã Điện Bàn đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025 với tổng tài trợ 148.050.000 đồng. Hội hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh nặng và khó khăn, tài trợ học sinh giỏi và ủng hộ quỹ khuyến học của thị xã tại quê nhà, thăm hỏi các trường hợp đau ốm và hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho những hộ gia đình khó khăn. Việc kết nối và giao lưu với Hội đồng hương các xã, phường, Hội đồng hương các huyện bạn và Hội đồng hương tỉnh Quảng Nam đã gắn kết bà con đồng hương ngày càng gần gũi, thân tình.

       Chị Nguyễn Thị Ngọc Tiên – người con quê hương Điện Hoà, hiện  Phó Chủ tịch Hội đồng hương Điện Bàn tại TP.HCM, Chánh văn phòng Hội Doanh nhân Quảng Nam tại thành phố. Những năm qua, chị tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ phương tiện đi học và kết nối tìm kiếm việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Đặc biệt, BLL Sinh viên Quảng Nam tại TP.Hồ Chí Minh còn tổ chức chương trình gặp gỡ giao lưu giữa lãnh đạo và doanh nhân tỉnh Quảng Nam với sinh viên để trao đổi kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chị Tiên cùng Ban liên lạc Hội đồng hương Điện Bàn tại TP.HCM vận động hàng trăm suất quà giúp đỡ bà con quê nhà. Chị tìm hiểu từng hoàn cảnh để nắm bắt thông tin và viết thư kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong hội. Hằng năm chị tổ chức chương trình "Mang xuân về vùng cao" đến các huyện Bắc Trà My, Nam Giang, Phước Sơn... tặng hàng trăm suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn. 

       Hoạt động của Hội đồng hương các xã phường và các Câu lạc bộ ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Mỗi Hội dành hàng trăm triệu đồng hỗ trợ an sinh xã hội, khuyến học khuyến tài, xây dựng nhà đại đoàn kết, thăm hỏi các hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, trao quà Tết cho bà con khó khăn ở quê nhà. Tổng kinh phí hoạt động toàn Hội hơn 1 tỷ 200 triệu đồng.

       Những thành tựu đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Hội đồng hương thị xã Điện Bàn tại TP.HCM tiếp tục thực hiện sứ mệnh gắn kết cộng đồng đồng hương, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái và khơi dậy ý thức trách nhiệm xã hội của những người con Điện Bàn đối với quê hương. Những tên tuổi đã quá quen thuộc với bà con là ông Nguyễn Phi Kiên (quê Điện Phong), ông Trần Công Cảnh (quê Điện Quang), anh Ngô Mỹ (quê Điện Phương), ông Phạm Trường Thành (quê Điện Trung) đã quan tâm đến quê nhà bằng những việc làm hết sức ý nghĩa và thiết thực với số tiền hàng trăm triệu đồng. Và mới đây, vợ chồng anh Lê Hồng Duệ, Nguyễn Kim Chi - người con Điện An hiện đang sống tại TP.HCM đã dành hơn 150 triệu đồng tặng quà cho 306 người mù ở 20 xã phường để mọi người được đón Tết Ất Tỵ 2025 thật ấm áp. Đáng trân quý là sự đóng góp, hỗ trợ của bà con đồng hương Điện Bàn tại TP. HCM không chỉ dừng lại ở việc chăm lo an sinh xã hội, góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới ở quê nhà mà bằng vốn sống, kinh nghiệm và mối quan hệ rộng mở, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân quê Điện Bàn hỗ trợ lẫn nhau, mời gọi bạn bè, đối tác đồng hành cùng địa phương.

       Theo ông Phạm Gặp – Chủ tịch Hội đồng hương thị xã Điện Bàn tại TP.HCM, trong năm 2025 Hội sẽ duy trì các hoạt động ý nghĩa như Xuân Yêu Thương, Chuyến xe nghĩa tình, tài trợ khuyến học, hỗ trợ người khó khăn, xây dựng nhà đại đoàn kết và tổ chức giao lưu, góp phần gắn kết cộng đồng và hướng về sự phát triển quê hương, trao thưởng học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2025 – 2026, hỗ trợ cộng đồng bà con đồng hương tại TP.HCM, tổ chức giải bóng đá thị xã Điện Bàn tại TPHCM với sự tham gia của 20 Hội đồng hương xã phường để tạo sự giao lưu, gắn kết. Đồng hành cùng Phòng Giáo dục thị xã, Hội trao tặng thư viện cho các trường THPT, THCS và xây dựng văn hóa đọc cho học sinh quê nhà. Hội hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nhân Điện Bàn phía Nam nhằm gắn kết doanh nhân là người con Điện Bàn đang kinh doanh tại phía Nam nhằm hỗ trợ vốn kinh doanh, công nghệ sản xuất, thủ tục pháp lý… Hội cũng đẩy mạnh các hoạt động xã hội và trách nhiệm cộng đồng, kết hợp với các đơn vị, nhà tài trợ để triển khai thêm các dự án xã hội, như hỗ trợ bà con chịu ảnh hưởng thiên tai hoặc các hoạt động thiện nguyện tại quê nhà, khuyến khích sự tham gia của thế hệ trẻ trong các hoạt động xã hội, góp phần lan tỏa tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Hội tiếp tục xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo thị xã Điện Bàn và các cấp lãnh đạo xã phường, hỗ trợ và giao lưu với Hội đồng hương Quảng Nam và các tỉnh bạn tại TP.HCM nhằm mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển. Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, Hội hỗ trợ kiện toàn đội ngũ Ban chấp hành Hội đồng hương các xã, phường, đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động, đồng thời ứng dụng công nghệ trong quản lý và truyền thông như xây dựng kênh thông tin đồng hương thị xã Điện Bàn để kết nối và chia sẻ thông tin nhanh chóng.

       Với những người con xa xứ, quê nhà luôn trong tim mỗi người.

Huyền Chi

       Về xã Điện Quang vào những ngày cuối năm, dễ dàng cảm nhận được không khí đón Xuân đã ngập tràn nơi đây. Người dân đang trang hoàng, sửa sang nhà cửa; đường làng được quét dọn sạch sẽ. Trên những con đường làng cờ hoa rực rỡ làm cho bức tranh mùa Xuân càng trở nên tươi đẹp hơn. Đón xuân Ất Tỵ 2025, người dân trong  xã càng vui mừng phấn khởi hơn vì cuộc sống đã đổi thay, mức sống, mức thụ hưởng được nâng lên. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

       Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân Điện Quangluôn đoàn kết, nỗ lực, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, từng bước thay đổi diện mạo của xã vốn nhiều khó khăn trước đây. Thực hiện Chương trình mục tiêu  Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Điện Quanglà một trong những xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới  vào năm 2014. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, trường học được xây dựng khang trang; những con đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa sạch đẹpvà được mở rộng; phát triển nông nghiệp đã được cơ giới hóa và đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống của người dân đã được nâng lên về mọi mặt.

       Không trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, người dân xã Điện Quang vươn lên làm giàu chính đáng bằng nhiều cách, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng phát triển. Nếu như trước kia, kinh tế của nhân dân chỉ dựa vào cây trồng truyền thống là lúa và ngô, cuộc sống quanh năm vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn, nay các hộ gia đình trong xã đã mạnh dạn đầu tư thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế gia trại mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình chăn nuôi bò 3B, nuôi ốc bươu đen.

       Gia đình ông Trần Tuấn, thôn Xuân Kỳ, xã Điện Quang là một trong những hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình đầu tư để phát triển mô hình nuôi ốc bươu đen đem lại hiệu quả kinh tế cao.

       Cùng với đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ, phát triển các ngành, nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã. Hoạt động của Công ty TNHH Seo Nam tại cụm công nghiệp Văn Ly với ngành nghề chế biên, bảo quản thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản và Chi nhánh công ty cổ phần Châu Sơn toàn cầu tại Quảng Nam chuyên sản xuất hàng may mặc trang phục xuất khẩu luôn ổn định, có các đơn hàng thường xuyên, nên không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã phát triển ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương. Toàn xã hiện có 1.305 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu lànhân dân canh tác các loại cây lạc, cây đậu, ớt, mè, dưa hấu, bí đỏ; chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển ổn định với tổng đàn bò 4.250conđược nuôi theo mô hình bò nhốt chuồng và khu chăn nuôi tập trung, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

       Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, xã rất quan tâm đến lĩnh vựcvăn hóa xã hội,y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hàng năm, xã tổ chức lễ hội Thanh Minh nhằm tri ân tổ tiên, hướng các tộc họ giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp, nề nếp gia phong, đoàn kết thương yêu nhau trong đời sống, trong phong trào xây dựng gia đình văn hoá, tộc họ văn hoá, thôn văn hoá, xã văn hoá. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 67,52 triệu đồng/người/năm; Đến nay, hộ nghèo theo chuẩn mới còn 20 hộ, tỷ lệ 0,81%, hộ cận nghèo theo chuẩn mới 18 hộ, tỷ lệ 0,73%.Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được xã duy trì và phát triển; an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững nhờ duy trì và phát triển mô hình camera an ninh tại các trục đường chính và khu vực trọng điểm; trên 95% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

       Về thôn Phú Đông, đi trên con đường bê tông thẳng tắp, dọc 2 bên đường cờ hoa rực rỡ, những hàng cây xanh được nhân dân trong thôn trồng và chăm sóc đã xanh tốt và đang khoe sắc tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch và đẹp mắt.

       Đón xuân năm nay, mọi người dân đều trở nên phấn khởi và tự hào khi quê hương xã Điện Quang được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Ông Hồ Minh Lý, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Là một xã phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng với quyết tâm, nỗ lực phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, đời sống của người dân xã ngày càng được cải thiện. Xã duy trì 19/19 tiêu chí nông thôn mới và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn kiểu mẫu.

       Một mùa Xuân nữa đang về trên quê hương Điện Quang, có thể nhận thấy niềm vui về một mùa xuân ấm no, hạnh phúc trong những ánh mắt, nụ cười của người dân nơi đây. Trong sự đổi mới, đi lên của quê hương, nhân dân xã Điện Quang cùng phấn khởi chào đón mùa Xuân mới với niềm tin vào tương lai ổn định, phát triển, hạnh phúc. Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp của địa phương, tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cán bộ, đảng viên cùng nhân dân trong xã, tin tưởng Điện Quang sẽ không ngừng vươn lên phát triển vững mạnh, giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với vùng quê anh hùng trên quê hương Gò Nổi anh hùng.

Mi Ni

       Một mùa xuân mới nữa lại đang về trên quê hương Điện Trung, xuân mang theo bao niềm vui, hy vọng đối với mọi người, mọi nhà. Với nhiều hộ nghèo, khó khăn, niềm vui ấy càng nhân lên gấp bội, khi Xuân này họ được đón Tết trong những ngôi nhà đại đoàn kết ấm áp nghĩa tình. Những ngôi nhà không chỉ hiện thực hóa ước mơ của biết bao hộ nghèo về nơi ở ổn định mà còn tiếp thêm động lực để họ phấn đấu vươn lên, phát triển kinh tế, ổn định trong cuộc sống.

       Năm nay, gia đình ông Đỗ Thế Mẫn, thôn Hòa Giàng, xã Điện Trung được đón tết trong ngôi nhà mới kiên cố. Trước đây, gia đình thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng ông chưa có nhà cửa, vợ thường xuyên ốm đau, 3 con còn nhỏ dại, bản thân ông không có nghề nghiệp, thu nhập không ổn định, nhiều năm qua, hai vợ chồng và 3 người con sống nhờ trong căn nhà của cha mẹ. Tháng 10/2024, nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành, cùng số tiền hỗ trợ của Quỹ người nghèo xã và bà con thân thuộc trong gia đình, ước mơ về một ngôi nhà khang trang kiên cố đã trở thành hiện thực. 

       Cũng như gia đình ông Đỗ Thế Mẫn, gia đình chị Lê Thị Hà, thônNam Hà thuộc diện hộ nghèo,đơn thân, 1 mình nuôi 2 con nhỏ, chị là công nhân,cuộc sống của gia đình 3người rất vất vả. Được sự hỗ tợ của mặt trận,gia đình chị đã xây được căn nhà mới, trong đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã hỗ trợ 50 triệu đồng.Tết năm nay, gia đình chị được đón tết trong căn nhà mới với bao niềm vui khôn xiết.

       Số tiền để hỗ trợ xây những ngôi nhà đại đoàn kết có được từ việc triển khai trong cuộc vận động Quỹ vì người nghèo của UBMT xã, không để ai bỏ lại phía sau, để giúp các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhàở. Từ nguồn quỹ vận động được, trong năm 2024, Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức thành viên đã vận động số tiền trên 1 tỷ đồng, trong đó, Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã đã vận động nguồn kinh phí đóng góp hơn185 triệu đồngđ ể sửa chữa và xây mới 5 nhà đại đoàn kết,vận động trao hơn 2000 xuất quà hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn và khuyết tật với trên 600 triệu đồng.

       Theo bà Nguyễn Thị Hòa - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Điện Trung cho biết, từ năm 2021 đến nay, UBMT xã đã vận động trên 500 triệu đồng và đã có trên 10 ngôi nhà đại đoàn kết được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa tạo sức lan tỏa lớn, củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đến nay, số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở tại xã tương đối ổn định. Thời gian tới, địa phương tiếp tục vận động các nguồn lực ủng hộ xây nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo; phục vụ công tác an sinh xã hội trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

       Nhờ đề ra các giải pháp quyết liệt, đồng bộ,tập trung tổ chức thực hiện, trong đó phát huy vai trò của Mặt trận đoàn thể trong việc vận động xã hội hóa nên Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” đối với xã Điện Trung đã đạt được những kết quả rõ rệt. Số hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, không có hộ tái nghèo, tái cận nghèo. Hiện nay, trên địa bàn xã còn 9 hộ nghèo, tỷ lệ 0,58 %, giảm 02 hộ nghèo và 04 hộ cận nghèo so với 2021.

       Phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, cuộc vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Điện Trung phát động đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, viên chức...Đến nay, chương trình đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác vận động, cùng với các chính sách, hỗ trợ của nhà nước đã giúp nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

       Để chương trình được triển khai có hiệu quả, hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã đều tổ chức các đợt tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân. Năm nay, cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” hướng đến tập trung xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Mặc dù, trong nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể xã luôn quan tâm chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã. Tuy nhiên, nhu cầu cần xây dựng nhà ở cho hộ nghèo còn cao. Do đó, cần sự chung tay, góp sức, hỗ trợ của cộng đồng và toàn xã hội để chung sức, chung lòng giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để họ vươn lên, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

       Mùa xuân mới đang về. Không khí sum vầy, đầm ấm đã lan tỏa trong từng ngôinhà. Xuân này các hộ nghèo, khó khăn ấm áp hơn khi được quây quần, sum họp cùng nhau trong ngôi nhà mới khang trang, thắm đượm tình thân. Đây là cơ hội để giúp họ từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mi Ni

       Hình ảnh con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ xa xưa, đua thuyền luôn được xem là một trong những hoạt động khai xuân, mang theo nhiều mong ước của người dân về một năm mới suôn sẻ, an lành, mưa thuận gió hòa. Mỗi độ Tết đến, Xuân về, một số địa phương đã tổ chức hội đua thuyền. Đây không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, tạo khí thế sôi nổi trong những ngày đầu năm, mà còn là nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng sông nước. 

       Khối phố Câu Nhi (phường Điện An) những ngày giáp Tết, tôi ghé đến xóm vạn chài, bà con nông dân ven sông vẫn ra biền bãi trong cái lạnh cuối năm. Trò chuyện với tôi, cụ ông Lê Viết Nhì - trưởng xóm Trung Hòa (khối phố Câu Nhi) kể về đội đua ngày ấy. Cụ Ngô Tâm gần 20 năm làm Hội trưởng Hội đua thuyền của thôn cùng cụ Nguyễn Nhuận, cụ Phạm Hiên và những người khác cùng thời là những tay chèo, tay bơi đua kỳ cựu từ khi mới thành lập Hội đua thuyền Câu An Vạn khoảng năm 1945 dến 1947. Lúc bấy giờ có hơn 30 hộ gia đình sinh sống ở xóm vạn chài này. Chủ cái của Hội đua thuyền thời đó là các cụ Trần Thọ, Trần Quyên, Phạm Toàn và những cụ khác, nay các cụ cũng đã quy tiên. Ngày đó, những gia đình này chủ yếu làm nghề đánh bắt cá như chài lưới, đi rớ, thả câu, thả đăng dọc sông Thu Bồn và sông Câu Nhi để lo cho cuộc sống gia đình. Việc thành lập Hội đua thuyền hồi đó cũng chỉ để gây dựng phong trào, cổ vũ những thanh niên trai tráng trong xóm vạn chài thường xuyên rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai thích nghi môi trường sông nước và mưu kế sinh nhai trên sông, dưới bến nhưng khi đã đua thì các con bơi nhoài mình vươn sức chèo lái con thuyền theo nhịp đếm dứt khoát xen kẽ những tiếng thở gấp gáp, ai cũng cố hết sức và có chiến lược bơi làm sao để qua tiêu chiến thắng đội bạn mà không va chạm giữa các thuyền với nhau. Tiếng cổ vũ vang trời như tiếp thêm sức mạnh cho các con bơi về đích.

       Bắt đầu từ năm 1954, Hội mới được tổ chức tham dự các giải đua thuyền truyền thống theo thông lệ của làng xã hoặc các lễ hội trong vùng với các thuyền đua ở Thi Lai-Cẩm Lậu (xã Điện Phong), Tư Phú- Kỳ Lam (xã Điện Thọ). Thời đó còn nghèo, các con bơi ăn uống rất kham khổ, chỉ có canh bầu, canh rau lang chan với cơm ghế khoai, sắn mà 7 phần ghế 3 phần cơm. Thuyền bơi đua thì thuyền nan tre nên bơi rất nhọc. Ai được chọn bơi đua phải khổ luyện mới đi đua. Trận lũ lịch sử năm Thìn 1964 làm chiếc thuyền đua của Hội trôi theo dòng lũ dữ. Rồi chiến tranh, bà con ở xóm vạn phải đi lánh nạn, người xuống Vĩnh Điện, người ra tận Đà Nẵng và có cả những người theo Cách mạng.

       Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (1975), bà con mới tìm về bến đậu xưa kia và tạo dựng cuộc sống mới ở dọc bờ sông Câu Nhi đến bây giờ, không còn cảnh rày đây, mai đó trên chiếc thuyền nan xuôi ngược. Hội đua thuyền được bà con trong xóm vạn nhen nhóm khôi phục lại. Những năm 1976, 1977, việc thành lập Hội đua thuyền rất khó khăn do điều kiện kinh tế bà con còn eo hẹp, những người từng tham gia đua thuyền trước kia đã luống tuổi, lớp trẻ thì đông nhưng không được tập luyện bài bản để đua và thuyền đua cũng không có nhưng đời sống sông nước vốn đã gắn bó với bà con, niềm đam mê đua thuyền của bà con khu vạn vẫn còn nguyên vẹn. Vậy là các gia đình trong khu vạn tự nguyện đóng góp kẻ ít người nhiều, chính quyền, các đoàn thể, HTX NN I Điện An hỗ trợ một ít lúa để bán đóng thuyền. Những cụ có kinh nghiệm đua thuyền thì luyện tập cho số thanh niên về kỹ thuật bơi, kỹ thuật chèo xeo. Người tặng vài lon gạo, người hái rau bí trong vườn đem đến cho các tay bơi bồi dưỡng chuẩn bị tham gia đua thuyền truyền thống. Hội đua thuyền của thôn gồm 2 đội nam, nữ nhiều lần tham dự giải đua truyền thống ở huyện và Đà Nẵng được mọi người ngưỡng mộ và khâm phục.

       Theo gương các cụ cao niên, các thế hệ sau cũng đã giữ gìn và phát huy phong trào đua thuyền truyền thống của người xứ vạn. Không như các môn thể thao khác, đua thuyền là môn thể thao có tính tập thể và tính cộng đồng cao. Người xóm vạn ai muốn tham gia và có sức khỏe, bơi tốt đều được chọn vào đội đua. Trong các gia đình tham gia môn đua thuyền có lẽ phải kể đến các gia đình ông Ngô Tâm, ông Phạm Xáng, ông Lê Tam, ông Phạm Hiên đều có 2-3 thế hệ vào đội đua thuyền, là những người bơi chính trong đội đua thuyền nam và đội thuyền nữ như anh Ngô Chựng, chị Ngô Thị Luận, mỗi lần tham dự giải dù bận đến mấy đều phải tham gia bởi các anh, các chị - những tay chèo có kinh nghiệm nhất được anh em trong đội tin tưởng. Tuy nhiên, khi đua còn phụ thuộc vào chiếc thuyền đua, thuyền có nhẹ, có rẽ nước vượt lên theo ý của người bơi hay không cũng là chuyện mà mỗi Hội đua thuyền cần phải cân nhắc tính toán. Sau năm 2000, thể lệ thi đấu thay đổi nên các thuyền đua của Câu Nhi Đông cũng không được sử dụng do không phù hợp. Hiện nay khi tham gia lễ hội đua thuyền thường phải đi thuê thuyền nơi khác. Nay cụ ông Ngô Tâm đã vắng xa, chỉ còn vợ là cụ bà Phạm Thị Tráng năm nay đã hơn 90 nhưng có ai nhắc đến đội đua là cụ lại nhớ từng chi tiết.

       Anh Nguyễn Bảy - đội trưởng đội đua thuyền Câu Nhi cho biết, ngày trước, đội đua thuyền Câu Nhi Đông thường lấy tên Đội đua thuyền Điện An để tham dự các lễ hội đua thuyền trong tỉnh và thành phố Đà Nẵng, các đội bạn nghe thuyền Điện An là khớp vì luôn giành giải cao. Về sau, khi cuộc sống dần thay đổi, người dân vạn chài không còn gần gũi với sông nước như xưa, không còn cảnh sáng chèo thuyền đi, tối chèo về mà phải lên bờ tìm việc làm với bao lo toan cơm áo, gạo, tiền. Việc Hội đua thuyền Câu Nhi Đông giữ được các đội đua cũng đã là sự cố gắng lắm bởi phải tổ chức tập luyện cho con bơi, phải có kinh phí bồi dưỡng, rồi thuê thuyền đua, thuê thêm con bơi cho đủ số lượng bởi con bơi của Câu Nhi Đông bây giờ đã giảm do lớn tuổi hoặc đi làm ăn xa.

       Ngày xưa, ý nghĩa của lễ hội đua thuyền như một lễ cầu may, hé mở những điều an lành trong năm mới. Là một hoạt động văn hóa và đồng thời là tín ngưỡng linh thiêng, lễ hội đua thuyền không chỉ là cuộc thi, mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng niềm vui, gần gũi nhau hơn, đi vào tiềm thức của bao cư dân vùng sông nước và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là một số thuyền đua nức tiếng một thời nay chỉ còn trong ký ức trong đó có đội thuyền đua Câu An Vạn. Ước mơ được gìn giữ những giá trị truyền thống của bà con xóm vạn Câu Nhi Đông (nay là Câu Nhi, phường Điện An) không dễ có được nhưng bà con vẫn hy vọng sẽ có ngày tên gọi thuyền đua được hô vang ở lễ hội đua thuyền như những năm về trước.

Huyền Chi

      Chúng tôi về xã Điện Trung vào những ngày giáp Tết, không khí mùa xuân nơi đây như bừng sáng, xua tan đi cái lạnh của mùa đông. Đến từng địa bàn khu dân cư, bà con ai nấy đều phấn khởi khi nhà nhà đều đón Tết trong tâm thế đầm ấm, đủ đầy. Để có được niềm vui đó, thời gian qua, các cấp, các ngành của xã đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực trong triển khai thực hiện phong trào, vận động ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". giai đoạn 2021-2024, công tác giảm nghèo trên địa bàn xã đạt được những kết quả khá nổi bật. Số hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, không có hộ tái nghèo, tái cận nghèo. Nếu như năm 2021 số hộ nghèo trên địa bàn xã là 12 hộ, tỷ lệ 0,78%; thì đến năm 2024, số hộ nghèo còn 09 hộ, tỷ lệ 0,58 %; đạt chỉ tiêu giảm nghèo do UBND Thị xã giao và đạt NQ Đảng bộ, HĐND xã. Đến nay, có 04/04 thôn đạt tiêu chuẩn về tiêu chí hộ nghèo, xã đạt tiêu chí Nghèo đa chiều trong xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu. Nhiều chương trình, mô hình hay đem lại hiệu quả như: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Xây dựng 04 mái ấm tình thương”, “Ngôi nhà nhân ái”, chương trình “Em nuôi của đoàn”…

      Phường Điện Thắng Trung, là một trong những đơn vị làm tốt việc huy động, vận động các nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần vào phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong năm 2024, phường đã vận động ông Trương Công Nam người con quê hương hỗ trợ thường xuyên cho 63 đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường với số tiền 22 triệu đồng/tháng; Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng hỗ trợ 30 triệu đồng; Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn hỗ trợ 100 triệu đồng… Bên cạnh đó, phường đã triển khai sữa chữa 01 nhà cho hộ cận nghèo với số tiền 50 triệu đồng; vận động hỗ trợ 2 trường hợp cần nhu cầu hỗ trợ để vươn lên thoát nghèo với số tiền 14 triệu đồng,; đồng thời nhận đỡ đầu cho 8 trẻ em với số tiền 16 triệu đồng; tặng 12 thẻ bảo hiểm cho người gia thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn. Những kết quả đó đã đóng góp không nhỏ đến công tác giảm nghèo trên địa bàn phường Điện Thắng Trung. Tỷ lệ hộ nghèo của phường giảm còn 0,57%, hộ cận nghèo còn 1,09%.

      Với vai trò của mình, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào thi đua "Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025 được Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã triển khai thực hiện đồng bộ trong hệ thống Mặt trận từ thị xã đến khu dân cư. Các địa phương, đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung các chỉ thị, quyết định của Trung ương; nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, của Thị ủy về giảm nghèo bền vững; quy định hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thị xã. Tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn giai đoạn 2021 - 2025 và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn thị xã. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và cộng đồng...

      Hưởng ứng và phát động phong trào, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện bằng niều phần việc, việc làm cụ thể, thiết thực. đến nay, trên địa bàn thị xã còn 376 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,6% trên tổng số hộ dân; 465 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,75% (so với năm 2023, giảm 44 hộ nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm 0,08 %; giảm 63 hộ cận nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm 0,11%); các chỉ tiêu về giảm hộ nghèo, giảm hộ cận nghèo mà UBND tỉnh giao và Nghị quyết Đảng bộ thị xã và HĐND thị xã đề ra đều đạt và vượt. Từ các nguồn huy động, đóng góp, trong năm 2024 thị xã đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 27 nhà ở cho 27 hộ nghèo, gia đình chính sách với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng; hỗ trợ phương tiện sinh kế cho gần 60 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền gần 600 triệu đồng.

      Có thể khẳng định, những nỗ lực mà các cấp, các ngành, cộng đồng trên địa bàn thị xã mang lại  không chỉ giúp những người nghèo thoát khỏi khó khăn mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương và phát triển bền vững, từ đó tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn trong tương lai.

Tào Ka

       Năm 2024, phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn thị xã được duy trì, đẩy mạnh và có bước phát triển sâu rộng, nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước nên tích cực tham gia phong trào, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

       Công tác chỉ đạo, triển khai hướng dẫn và tổ chức thực hiện của Ban Chỉ đạo các cấp có sự đồng bộ, tập trung trong lãnh, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các văn bản về việc thực hiện Phong trào “TDĐKXDĐSVH”. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã cụ thể hóa thành kế hoạch phối hợp thực hiện, từng bước đẩy mạnh và huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Kết quả phong trào đã tác động tích cực đến sự chuyển đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn, thúc đẩy sự phát triển trên nhiều lĩnh vực.

       Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội được thực hiện theo quy định, chất lượng cuộc sống người dân nâng lên theo hướng văn minh, tiến bộ, mối quan hệ

       Thông qua việc xây dựng gia đình theo tiêu chí “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh”, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phần tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng, duy trì tình làng, nghĩa xóm, hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Quy trình bình xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đảm bảo công khai, công bằng và dần đi vào thực chất và theo hướng dẫn. Trong năm 2024, công nhận 53.448/55.595 hộ gia đình văn hóa tỷ lệ 96,1%, tăng 1.3% so với năm 2023.

       Việc triển khai đăng ký Tộc văn hóa được nhiều địa phương thực hiện đúng quy định. Nhiều Tộc họ đã tích cực phối hợp với địa phương xây dựng nhiều mô hình, việc làm thiết thực như: Tộc họ đăng ký con cháu không vi phạm luật giao thông, tộc tự quản an ninh trật tự, không sinh con thứ ba trở lên, phấn đấu không còn hộ nghèo; ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, tộc 3 không: “Không thất học - không đói nghèo - không tội phạm”, tham gia bảo vệ, trùng tu các di tích lịch sử tại địa phương; các tộc họ thực hiện tốt tộc ước văn hóa. Đến cuối năm 2024, có 378 tộc họ được công nhận tộc văn hóa.

       Phong trào xây dựng thôn, khối phố văn hóa thu hút được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng đông đảo của nhân dân; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói giảm nghèo; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân xây dựng các công trình phúc lợi, công trình văn hóa, giao thông nông thôn; tạo sự chuyển biến tiến bộ thực hiện nếp sống văn minh, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Năm 2024, có 136/140 thôn, khối phố đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 97 %; công nhận 12/12 phường đạt phường đô thị văn minh, tỷ lệ 100%.

       Việc xây dựng tuyến phố văn minh được sự đồng thuận tham gia của các hộ gia đình từng bước tạo sự lan tỏa rộng khắp trên từng tuyến phố. Vỉa hè thông thoáng, được bảo quản sử dụng tốt, các công trình di tích lịch sử văn hóa, tài sản nơi công cộng, hệ thống cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa… trên tuyến đường được giữ gìn, bảo quản và chăm sóc sạch đẹp. Vệ sinh môi trường đảm bảo, lòng đường, vỉa hè được quét dọn sạch sẽ và thường xuyên; không đổ nước thải, rác thải ra đường, vỉa hè. Trong năm 2024, có 28 tuyến phố được công nhận tuyến phố văn minh.

       Việc xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đã góp phần tích cực vào việc xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, xây dựng tác phong, lề lối làm việc, cổ vũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh tăng cường các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Có 164/169 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 97%.

       Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội được thực hiện theo quy định, chất lượng cuộc sống người dân nâng lên theo hướng văn minh, tiến bộ, mối quan hệ tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm đoàn kết, bền chặt.

Tào Ka

      Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ phường Điện Phương đã đổi mới hoạt động theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy tốt vai trò “cầu nối” và vai trò điều phối trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo giúp những người nghèo vơi đi phần nào khó khăn trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Công tác vận động nguồn lực đã thu hút được sự tham gia và hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân, các chi Hội trực thuộc đã vận động được 05 đoàn từ thiện đến địa phương, tặng quà, trao nhà tình thương, học bổng…cho học sinh trên địa bàn.

      Bên cạnh đó, Hội Chữ thập đỏ phường Điện Phương thường xuyên tham mưu với Đảng ủy, UBND phường ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân. Trong năm qua, phong trào “Tháng Nhân đạo” là điểm mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền và trách nhiệm tham gia của các tổ chức, cá nhân. Kết quả tổ chức “Tháng Nhân đạo” hằng năm quyên góp được 20 đến 25 triệu đồng, góp phần giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn khám chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, trao học bổng, xây nhà Chữ thập đỏ, hỗ trợ vốn phát triển chăn nuôi… nhằm giúp các hộ có người khuyết tật khó khăn từng bước vươn lên cải thiện cuộc sống. Mô hình  “Bếp ăn tình thương Chữ thập đỏ” đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, góp phần làm cho người bệnh vơi đi những khó khăn khi phải nằm điều trị. Mô hình “ Lớp học tình thương Chữ thập đỏ” do Hội Chữ thập đỏ phường thực hiện đã mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học miễn phí tại đây.

      Ông Phạm Công Hồng - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Phường Điện Phương cho biết: Thời gian tới, Hội CTĐ phường sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy tốt vai trò nòng cốt, cầu nối trong các hoạt động từ thiện nhân đạo để giúp những người nghèo, người yếu thế vơi đi phần nào khó khăn trong cuộc sống, Triển khai Phong trào “Tết Nhân ái”, “Tháng Nhân đạo” Phấn đấu công tác vận động nguồn lực ở mỗi cấp chi hội năm sau tăng 10% so với tổng giá trị hoạt động nhân đạo năm trước; các chi hội thành lập quỹ hoạt động nhân đạo CTĐ, đặc biệt là mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

      Bên cạnh đó, Hội CTĐ phường sẻ tập trung đẩy mạnh công tác huy động, vận động các nguồn lực như: tăng cường kết nối, kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân trong nước; thông qua các tổ chức như Câu Lạc bộ tình thương tại thành phố HCM, Hội đồng hương Điện Phương tại tại thành phố HCM cùng chung tay đóng góp, hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội trên địa bản phường, vận động tiền mặt, quà trao cho người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hỗ trợ mai táng cho các trường hợp khó khăn qua đời. Phát huy trí tuệ của tập thể, tạo sự đồng thuận cao, thu hút nguồn lực đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội trong tình hình mới.

Tào Ka

       Triển khai “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBMT phường, chi ủy chi bộ,sự phối hợp với Ban nhân dân và các đoàn thể của KDC. Ban CTMTkhối phố Tứ Ngân, phường Điện Ngọc đã triển khai tất cả các nội dung và tiêu chí đến toàn thể cán bộ, nhân dân trong KDC với phương châm “Đoàn kết – dân chủ - đổi mới –phát triển” và bước đầu đã đạt được những kết nhất định. Trong đó phải kể đến công tác giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân trong toàn KDC với mô hình KDC chung tay giảm nghèo bền vững.

       Ban CTMT phối hợp với các chi hội đoàn thể vận động các cá nhân, doanh nghiệp, bà con xa quê hỗ trợ kinh phí và phương tiện sinh kế, xây dựng nhà Đại Đoàn Kết, đến nay khối phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo. Công tác bảo vệ môi trườngxây dựng cảnh quan “Sáng –Xanh –Sạch – Đẹp” là một trong những nội dung quan trọng của cuộc vận động, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đó có sự tham gia tích cực của bà con nhân dân thể hiện vai trò chủ thể trong xây dựng đô thị văn minh nhất là thực hiện tốt việc phân loại rác thải, để và đổ rác đúng nơi qui định, hàng năm đóng phí môi trường đạt hơn 95%. Ban CTMT phối hợp với các chi hội đoàn thể đồng loạt ra quân vì môi trường “sáng- xanh- sạch- đẹp “ vào ngày chủ nhật tuần thứ 2 của tháng, vận động sơn sữa, làm mới, trang trí cổng chào, bản tin, pano tuyên truyền về các cuộc vận động trên các tuyến đường trong toàn KDC. Hầu hết các tuyến đường đều có điện chiếu sáng phục vụ cho việc đi lại vào ban đêm của nhân dân; phối hợp cùng các ngành liên quan trong việc giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội nhiều năm liền đảm bảo ổn định. Nhân dân có cuộc sống tươi vui, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền vững mạnh. Khu dân cư nhiều năm liền được công nhận KDC văn hóa.

       Thời gian tới Ban công tác Mặt trận tiếp tục làm tốt công tác tập hợp phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh. Với những việc làm sáng tạo, hiệu quả, có chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó,  tập trung nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống chính trị; Tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội; Vận động nhân dân tích cực bảo vệ môi trường,tạo cảnh quan sáng- xanh – sạch – đẹp; vận động hỗ trợ giúp đỡ không để ai bỏ lại phía sau, không tái nghèo, không phát sinh hộ nghèo mới …

Mi Ni

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019780080
Hôm nay
Hôm qua
5825
8776